Tội phạm trong xã hội luôn là vấn đề được cơ quan chức năng quan tâm. Vấn đề điều tra và xử lý người phạm tội là một quá trình đòi hỏi các lực lượng chức năng phải tiêu hao rất nhiều công sức và mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, một bộ phận người dân hiện nay có thái độ dửng dưng, không tố giác hành vi phạm tội dẫn đến nhiều vụ án còn dang dở. Vậy liệu xét dưới góc độ pháp lý, Không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm là gì? Không tố giác tội phạm được hiểu như thế nào? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Không tố giác tội phạm được hiểu như thế nào?
Có nhiều lý do khiến nỗ lực giải quyết, xử lý tội phạm của cơ quan liên ngành hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Vấn đề không chỉ nằm ở thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi mà còn do người dân không thực hiện nghĩa vụ tố giác tội phạm, gây khó khăn lớn cho cơ quan nhà nước. Vậy cụ thể, khái niệm Không tố giác tội phạm được hiểu như thế nào, chúng ta hãy cùng làm rõ:
Trong quy định của pháp luật hiện hành, mặc dù không có quy định cụ thể về việc giải thích khái niệm “không tố giác tội phạm” theo dạng định nghĩa (ví dụ như: “không tố giác tội phạm” là….), tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015, và quy định về khái niệm của “tố giác về tội phạm” được quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì có thể hiểu:
Không tố giác tội phạm là việc biết mà không báo, phát hiện hành vi phạm tội mà coi như không biết, im lặng, không trình báo cho cơ quan chức năng được biết để xử lý. Việc phát hiện tội phạm có thể diễn ra khi người phạm tội đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội hoặc trong khi hành vi phạm tội đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong.
“Tố giác tội phạm” được xem xét như một nghĩa vụ bắt buộc của công dân phát sinh ngay sau khi một người biết, phát hiện về việc thực hiện hành vi phạm tội của người khác. Nó thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Khi một người tình cờ hoặc bằng cách nào đó biết/chứng kiến hành vi phạm tội của người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện xong, mặc dù họ có đủ điều kiện để thực hiện việc tố giác tội phạm nhưng đã cố tình không tố giác tội phạm, hay trình báo sự việc lên cơ quan có thẩm quyền thì trường hợp này, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “không tố giác tội phạm” trừ một số trường hợp nhất định theo quy định của khoản 2, 3 Điều 19, Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015.
Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm
Mặc dù tỷ lệ giải quyết của các cơ quan điều tra đã được cải thiện đều đặn trong những năm gần đây nhưng số vụ án chưa được phát hiện vẫn rất cao. Trong số đó, hành vi không trình báo tội phạm cho cơ quan chính phủ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vậy theo quy định, Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm là gì, bạn đọc hãy cùng làm rõ nhé:
Hành vi không tố giác tội phạm có một số đặc điểm sau:
– Hành vi không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức “không hành động phạm tội”;
– Hành vi không tố giác tội phạm có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện (đã kết thúc);
– Lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Cũng như hành vi che giấu tội phạm, hành vi không tố giác tội phạm tuy có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi đồng phạm bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.
Hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của công dân đối với trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm do luật quy định, góp phần gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, không ngăn chặn kịp thời các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do phạm tội gây ra.
Do có tính nguy hiểm cho xã hội, nên người có hành vi không tố giác tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về không tố giác tội phạm khi không tố giác người phạm một trong các tội được quy định tại Điều 389 BLHS năm 2015.
Ghi nhận mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa những người thân thiết trong gia đình vốn là một trong những nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc, nên cũng như khoản 2 Điều 22 BLHS năm 1999, khoản 2 Điều 19 BLHS năm 2015 quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà,cha, mẹ, con, cháu,anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Không tố giác tội phạm có lẽ là hành vi thường xảy ra trong xã hội hiện nay. Đây là một hành động tưởng chừng nhỏ nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Ngoài hình phạt hình sự đối với những cá nhân, tổ chức trực tiếp phạm tội, pháp luật nước ta cũng có một số quy định liên quan đến hành vi không tố giác tội phạm. Vậy liệu Không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:
Căn cứ Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 quy định xử phạt tội không tố giác như sau:
- Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Theo đó, mức xử phạt cho tội danh không tố giác như sau: nhẹ nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng là phạt tù 05 năm, nếu có hành vi can ngăn, hạn chế tác hại của tội phạm thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, căn cứ theo điều 390 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Điều 14. Chuẩn bị phạm tội
- Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
- Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trong trường hợp người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Điểm giống và khác nhau giữa “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm”
Trên thực tiễn, quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất phức tạp, hai thuật ngữ “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm” là hai thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, bạn đọc cần nắm rõ các điểm giống và khác nhau của hai thuật ngữ này để phân biệt được hai thuật ngữ trên. Cụ thể, Điểm giống và khác nhau giữa “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm” như sau:
Điểm giống nhau giữa “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm”:
– Thứ nhất, 02 tội phạm này đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
– Thứ hai, 02 tội phạm này đều có điều khoản miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng là người thân thích của người có hành vi phạm tội nhưng không bị tố giác hoặc phát hiện. Đối tượng có thể được miễn trách nhiệm cho 02 tội phạm này là: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.
Điểm khác nhau giữa “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm”:
Bên cạnh các điểm tương đồng, tội “Che giấu tội phạm” và tội “Không tố giác tội phạm” cũng có những điểm phân biệt như sau:
– Thứ nhất, khác biệt về mặt nhận thức của người phạm tội:
“Che giấu tội phạm” là chỉ biết về hành vi phạm tội của người phạm tội đã xảy ra và không biết trước hay hứa hẹn gì với người phạm tội. Còn “Không tố giác tội phạm” là biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện hoặc đang xảy ra nhưng chọn cách không tố giác hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ví dụ về “Che giấu tội phạm”: H. và K. là hai người bạn thân của nhau, một lần H. chạy sang nhà K. nói rằng vừa đi cướp tài sản của người khác nhưng đã bị nhìn rõ mặt nên nhờ K. cất giấu tài sản chiếm đoạt được (việc này K. hoàn toàn không biết do H. đã thực hiện tội phạm và không nói cho ai biết trước khi thực hiện). Sau đó, K. đã cất giấu tài sản và đưa H. ra bến xe bắt xe khách đi miền Nam, ba ngày sau Công an có đến nhà tìm K. để điều tra nhưng K. nói rằng đã lâu không gặp H. và không biết H. ở đâu.
Ví dụ về “Không tố giác tội phạm”: Trong một lần nói chuyện A. đã được B. nói rằng, B. sẽ vào nhà C. để ăn trộm vào đêm mai (A. biết chắc chắn B. sẽ thực hiện hành vi phạm tội vì trước đó B. cũng đã có tiền án về tội ‘Trộm cắp tài sản”, đã chấp hành xong án phạt tù, nhưng do dịch bệnh không đi làm đâu được, gia đình và bạn bè xa lánh cho nên B. không có thu nhập và muốn trở lại con đường cũ). Tuy nhiên, A. đã không thông báo cho cơ quan chức năng về hành động sắp diễn ra của B. và hậu quả là B. vào nhà của C. để trộm cắp tài sản).
– Thứ hai, khác biệt về thời điểm phạm tội:
Về hành vi “Che giấu tội phạm”: Chỉ thực hiện sau khi biết được một tội phạm khác đã xảy ra (ví dụ: K. chỉ biết h phạm tội sau khi H. nói với K.).
Về hành vi “Không tố giác tội phạm”: Bất cứ giai đoạn nào của tội phạm (sắp, đang, đã xảy ra) (ví dụ: A. biết rõ B. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội và chắc chắn tội phạm sẽ xảy ra nhưng không báo với cơ quan chức năng).
– Thứ ba, cách thức thực hiện hành vi:
Về hành vi “Che giấu tội phạm”: Che giấu giấu vết, tang vật của tội phạm, cản trở việc điều tra tội phạm.
Về hành vi “Không tố giác tội phạm”: Biết nhưng không tố giác với cơ quan chức năng.
– Thứ tư, về trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa cho hai tội trên.
Về hành vi “Che giấu tội phạm”: Người bào chữa biết và che giấu tội phạm sẽ bị xử lý hình sự nếu phạm tội.
Về hành vi “Không tố giác tội phạm”: Miễn trách nhiệm hình sự cho người bào chữa, trừ không tố giác tội xâm phạm an ninh, tội khác đặc biệt nghiêm trọng.
– Thứ năm, 02 tội có khung hình phạt khác nhau.
+ Ở khung hình phạt thứ nhất: Theo Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, tội Che giấu tội phạm có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm; còn theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội “Không tố giác tội phạm” đối mặt với hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Ở mức khung hình phạt thứ hai: Quy định tại khoản 2 Điều 389, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức hình phạt có tình tiết tăng nặng và mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật mà người vi phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi “Che giấu tội phạm”, lấy tầm ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cản trở cơ quan chức năng phát hiện tội phạm và điều tra tội phạm. Về tính chất khi người phạm tội thuộc vào các trường hợp này sẽ gây rất nhiều khó khăn để thực thi pháp luật đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nên mức hình phạt tù cao hơn với mức án từ 02 năm đến 07 năm tù. Còn đối với khoản 2 Điều 390, Bộ luật Hình sự 2015 của tội “Không tố giác tội phạm”, người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
“Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm” là 02 tội phạm độc lập, dù có những điểm giống nhau dễ gây nhầm lẫn, song trong thực tế để định danh tội phạm chính xác cần nhìn nhận, phân tích các yếu tố cấu thành của từng tội phạm.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Trong 03 ngày làm việc, từ ngày nhận được yêu cầu phản tố, Chánh án phân công một Thẩm phán xem xét yêu cầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét yêu cầu phản tố và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
b) Chấp nhận yêu cầu phản tố;