Khung hình phạt xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật định

bởi Hoàng Yến
Khung hình phạt xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật định

Quyền về chỗ ở là một trong những quyền được quy định trong Hiến pháp, theo đó công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý. Tội xâm phạm chỗ ở hợp pháp tùy theo mức độ và tính chất của hành vi phạm tội sẽ phải chịu các mức phạt khác nhau. Vậy khung hình phạt xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật định hiện hành như thế nào? Mời quý đọc giả cùng Luật sư X theo dõi bài viết dưới đây nhằm hiểu rõ quy định pháp luật về hành vi xâm phạm chỗ ở và mức xử phạt được hệ thống pháp luật ban hành.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là xâm phạm chỗ ở?

Hệ thống pháp luật Nhà nước trao quyền bất khả xâm phạm cho mỗi cá nhân. Cụ thể quyền bất khả xâm phạm được quy định theo nội dung dưới đây đồng thời tìm hiểu quy định về hành vi xâm phạm chỗ ở như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như sau:

  • Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
  • Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
  • Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Theo đó, công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép. Chỗ ở là nơi một người sử dụng để sinh sống, làm việc, thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định. Trong đó, chỗ ở có thể là nhà ở, phương tiện hoặc nơi người này được phép sử dụng để ở.

Và Khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). 

Tuy nhiên, việc khám xét chỗ ở được pháp luật cho phép như sau:

  • Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tiến hành khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ khi có căn cứ nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. 
  • Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

Do đó, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ, hoặc xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác. Mọi hành vi xâm phạm, đột nhập trái phép vào nhà người khác đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.

Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm xâm phạm chỗ ở của người khác

Khách thể của tội xâm phạm chỗ ở người khác

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

– Chổ ở của công dân được hiểu là nơi đang có người cư trú hợp pháp. Nơi cư trú hợp pháp có thể là nơi ở thường xuyên, có thể là nơi cư trú trong một thời gian nhất định như nhà thuê…, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu hoặc nơi tạm trú, có thể là nơi ở cố định hoặc nơi ở di động (Tàu, thuyền)

Dấu hiệu khách quan

Được thực hiện ở các loại hành vi sau đây:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: Tự ý vào chỗ của một người hoặc một hộ gia đình cư trú, sinh hoạt khám xét nhằm tìm kiếm chứng cứ đồ vật, tài sản… mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền, không tuân thủ thủ tục do pháp luật quy định trong việc khám xét chỗ ở hoặc có lệnh của nguwoif có thẩm quyền nhưng lại không có căn cứ để khám xét theo quy định của pháp luật.

+ Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ là hành vi dùng bạo lực đuổi một người hoặc một hộ gia đình phải rời khỏi chỗ ở của họ mà không có quyết định hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền.

+ Các hành vi khác trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như: tự ý mở khóa vào nhà, lấn chiếm chỗ ở của công dân…

Dấu hiệu chủ quan

– Là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác vì sai thủ tục tố tụng thì chỉ xử lý hành chính. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, những người thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở vì động cơ cá nhân hoặc những động cơ khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vì lợi ích chung, người xâm phạm chỗ ở chỉ có thể bị xử lý hành chính

Chủ thể tội xâm phạm chỗ ở người khác

Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật hình sự định.

Khung hình phạt xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật định

Khung hình phạt xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật định

Khung hình phạt xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật định

Việc xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp phát đối với cá nân, tổ chức bị xâm phạm. Hệ thống tư pháp quy định khung hình phạt đối với hành vi này như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở người khác 

Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở người khác như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
  • Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;
  • Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
  • Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự giả; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ giả.”

Và Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
  • Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
  • Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
  • Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
  • Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
  • Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hiện nay, chưa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. Tuy nhiên theo điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân có thể bao gồm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nếu vi phạm sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. 

Và cũng theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, với trường hợp tài sản là nhà, chỗ ở thì người nào có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Xử phạt hình sự khi xâm phạm chỗ ở của người khác

Theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

  • Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
  • Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
  • Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
  • Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy, người thực hiện một trong các hành vi nói trên bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội hai lần trở lên; làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù 01 đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định 01 đến 05 năm.

Tóm lại, với quy định nói trên, việc tự ý vào nhà người khác khi không được đồng ý hoặc không được mời là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Khung hình phạt xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật định” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Có được xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân của người khác không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Bên cạnh đó, Điều 21 Hiến pháp 2013 cũng quy định quyền riêng tư về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín như sau:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Như vậy, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Không ai được xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

Hành vi đánh người có tính chất côn đồ thị bị xử phạt như thế nào?

Theo điểm i khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà có tính chất côn đồ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Xử phạt vi phạm hành chính người xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác như thế nào?

Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như sau:
– Đối với người thi hành công vụ: 
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ (điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
– Đối với thành viên trong gia đình:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
(Căn cứ Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
– Đối với các trường hợp khác:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. (Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm