Phòng vệ chính đáng là bản năng cơ bản của con người khi bị ai đó, xâm phạm đến quyền và lợi ích của bản thân. Vậy trong trường hợp làm chết người khi phòng vệ chính đáng thì có phạm tội hay không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Trong lúc đang giằng co với tên trộm đột nhập vào nhà tôi; Vì lý do bảo vệ bản thân và gia đình, trong lúc tên trộm có cầm dao vung về phía tôi; tôi đã cầm bình hoa gần đó đập vào đầu tên trộm với mục đính chống trả; nhưng chẳng may tôi đập vào chỗ hiểm nên tên trôm đó chết ngay tại chỗ; Luật sư cho tôi hỏi tôi phòng chính đáng thì có bị đi tù hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải thích thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Thế nào là phòng vệ chính đáng?
Theo khoản 1, Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác; hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Do vậy, nếu kẻ trộm nói riêng, hay người có hành vi vi phạm pháp luật nói chung; đang xâm phạm đến tài sản, tính mạng của bạn, của người khác hoắc của Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác; ban được chống trả một cách cần thiết (không được quá mức cần thiết) để kẻ trộm này dừng hành vi xâm phạm.
Như vậy việc bạn làm chết người khi phòng vệ chính đáng thì không phạm tội.
Quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng
Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi:
– Nạn nhân là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải có tính chất nguy hiểm đáng kể.Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xem xét trong mối tương quan với hành vi chống trả; không phải bất cứ hành vi tội phạm nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người; hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều là phòng vệ chính đáng.
– Hành vi chống trả phải cần thiết
Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm; tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ.
Phòng vệ chính không phải là biện pháp trả thù mà là biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội; nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi này có thể gây ra.
Phòng vệ chính đáng là quyền của con người nên không yêu cầu phương pháp; phương tiện của người phòng vệ phải như phương pháp, phương tiện mà người tấn công sử dụng.
Xem thêm: Xử lý hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?
Theo khoản 2 điều 22, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thướng tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác; do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử phạt thế nào?
Cụ thể, Điều 136 Bộ luật Hình sự quy định:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, tùy vào mức độ thương tích; người vượt quá phòng vệ chính đáng có thể bị phạt tù đến 3 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại thế nào?
- Trả thù dẫn tới chết người có phạm tội không?
- Thấy người khác sắp chết mà không cứu giúp bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Làm chết người khi phòng vệ chính đáng thì bị xử lý như thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi hường gặp
Quyền tự vệ hợp pháp là quyền của quốc gia được sử dụng lực lượng vũ trang chống lại hành động xâm lược vũ trang của bên ngoài.
Theo quy định của luật quốc tế thì quyền tự vệ chỉ được coi là hợp pháp; khi quốc gia đã bị tấn công vũ trang trước và việc sử dụng lực lượng vũ trang; để thực hiện quyển tự vệ phải phù hợp với pháp luật quốc tế.
Nếu đánh nhầm người khác bị xử lý hình sự về tội Cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy vào độ gây thương tích có thể phạt tù đến 3 năm.