Làm gì khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội

bởi Luật Sư X
Không đóng bảo hiểm xã hội

Hiện tượng Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội là một hành vi không còn hiếm. Vì khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu không phải đóng thì doanh nghiệp cũng không phải chi một khoản quá lớn. Rõ ràng hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng chẳng biết phải làm thế nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Khi nào doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội?

  • Làm việc theo hợp đồng có thời hạn/không có thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;……

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

  1. Các đối tượng được tham gia bảo hiểm gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ; theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; hợp đồng lao động được ký kết với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm:

1.Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2.Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”

Nên làm gì khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội?

Bước 1: Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty.

Trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng BHXH cho mình; người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình để xem xét lại hành vi không nộp tiền BHXH.

Bước 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết; nếu công ty vẫn không đóng hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính. (Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

Bước 3: Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc)

Yêu cầu tranh chấp về BHXH bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên, nó vẫn là một thủ tục đáng được người lao động xem xét.Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra công ty không đóng BHXH, người lao động được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp.

Bước 4: Khởi kiện đến Tòa án nhân dân

Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện; nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm xã hội khi:

  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Hoà giải không thành;
  • Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;
  • Công ty vẫn không đóng.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Câu hỏi thường gặp

Chậm đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu ngày thì bị xử lý?

Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm: Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp” từ 30 ngày trở lên sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Để tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên, công ty nộp hồ sơ tại đâu? Thời hạn nộp hồ sơ?

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm Quận/ huyện nơi công ty đặt trụ sở.
Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên bị xử lý thế nào?

Doanh nghiệp phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, tuỳ mức độ vi phạm công ty còn phải bị xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý hình sự về tội trốn đóng bào hiểm xã hội.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm