Tết ngày càng đến gần, những sản phẩm bánh kẹo làm giả lại ngày càng được làm giả nhiều hơn. Từ những sản phẩm đơn giản như bánh mứt, kẹo tết; đến những sản phẩm lớn, có thương hiệu, có tên tuổi cũng bị làm giả. Hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác đã diễn ra từ rất lâu; với đủ mọi kiểu cách, cách thức. Vậy hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác thì bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Bánh kẹo giả những thương hiệu nổi tiếng đang tràn lan trên thị trường. Chính bởi giá thành rẻ hơn những thương hiệu có tiếng; bánh kẹo giả được nhiều người bán hàng đặt mua để gia tăng lợi nhuận. Được biết, ngay tại huyện Hoài Đức, Hà Nội; thủ phủ của bánh kẹo giả vẫn đang tồn tại và ngày một phát triển. Với những bao bì tương tự giống với những hãng nổi tiếng; hiện tại, những cơ sở này vẫn chưa được xử lý triệt để.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hàng giả?
Theo quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; trong đó, bao gồm tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả. “Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
Xử lý hành chính đối với hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, sử dụng mặt hàng bên khác đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể đối mặt với các mức phạt tiền sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý hình sự đối với hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác
Bên cạnh đó, hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác còn ảnh hưởng không nhỏ đến quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu lớn:
Xử lý hình sự đối với cá nhân có hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong trường hợp: người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam; mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại; hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên; hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xử lý hình sự đối với pháp nhân có hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác
Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại; hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Giải quyết tình huống
Đối với hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác; hiện tại có thể chỉ bị xử lý hành chính đối với hành vi làm giả bao bì thương hiệu khác. Do thời điểm hiện tại, quyền sở hữu trí tuệ mới được quan tâm tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm:
- Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bị pháp luật xử lý như thế nào?
- Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào cập nhật mới nhất 2021
- Hành vi buôn bán hàng giả bị xử phạt như thế nào?
- Livestream bán hàng giả thì bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Làm giả bao bì thương hiệu khác thì bị xử lý như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người nổi tiếng đại diện quảng cáo cho hàng giả hiện không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng; trước dư luận xã hội vì hành vi tiếp tay cho việc tiêu dùng hàng giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Việc người tiêu dùng biết bản thân mình đang sử dụng hàng giả nhưng không tố cáo hiện không được coi là tình tiết để xử lý hành chính hay hình sự. Tuy nhiên, việc bỏ mặc hành vi buôn bán hàng giả chính là gián tiếp tiếp tay cho hành vi buôn bán hàng giả tiếp tục phát triển; gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người tiêu dùng khác.