Làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 sẽ bị xử lí Hành chính hay Hình sự?

bởi TranDinhDuy
Nhóm đối tượng làm giả giấy test nhanh Covid-19 tại sân vận động Mỹ Đình

Lợi dụng quy định kiểm soát dịch bệnh của cơ quan chức năng đối với khán giả xem bóng đá ĐT Việt Nam – ĐT Nhật Bản trong sân vận động Mỹ Đình tối ngày 11/11/2021, một nhóm đối tượng đã dựng lều bạt và hoá trang thành các nhân viên y bác sĩ để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 cho người dân đồng thời thu phí mà không hề được chính quyền địa phương cho phép.

Đáng chú ý hơn ngoài những vật tư y tế chưa được cấp phép là những giấy test nhanh Covid đã được in sẵn kết quả “ÂM TÍNH”. Vụ việc trên đã được cơ quan công quan Quận Nam Từ Liêm yêu cầu về trụ sở và thấy các đối tượng này đã bán ra hơn 300 phiếu xét nghiệm, thu lợi bất chính gần 50 triệu đồng. Vậy chúng ta cần xử lí các đối tượng này như thế nào theo quy định của pháp luật? Câu trả lời sẽ được làm rõ phần dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị định 117/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19

Đây được coi là một hành vi xảy ra khá phổ biến vào thời điểm hiện tại; khi cả nước đang “gồng mình” chống dịch thì các đối tượng đã bất chấp mọi thủ đoạn; kiếm tiền một cách phi pháp (đồng tiền bẩn). Những hành vi này xảy ra gần đây trở thành tiêu điểm làm nổi lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận và cùng với đó là những bình luận gay gắt; “ném đá” thậm tệ. Thông qua đây chắc các bạn rất quan tâm về việc sẽ xử lí các đối tượng này như thế nào cho đúng pháp luật; và xây dựng niềm tin trong cộng đồng chung tay bài trừ các vấn nạn trong xã hội. Hãy cùng đồng hành với Luật sư X về vấn đề này nhé.

Khi nào thì cần xử lí hành chính đối với hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 trên?

Theo chúng tôi thì nhóm đối tượng trên đã lợi dụng lúc cơ quan nhà nước; tổ chức siết chặt các quy định vào sân xem bóng đá nên đã nhân cơ hội đó; lấy mẫu xét nghiệm nhanh rồi thu lợi bất chính. Cụ thể nhóm đối tượng này sẽ phải chịu chế tài như sau:

Trường hợp sử dụng giấy xét nghiệm giả; Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về “Vi phạm quy định khác về y tế; dự phòng” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng; chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12,13 Nghị định này”. 

Như vậy, với yêu cầu phải có giấy nghiệm âm tính; nhưng cá nhân cố tình sử dụng giấy tờ giả; thì có thể xem là hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi giả mạo giấy tờ để qua chốt kiểm soát dịch bệnh; nếu khiến dịch bệnh lây lan thì có thể bị xử lý hình sự.

Khi nào cần xử lí Hình sự đối với hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 trên?

Như đã đề cập trên hành vi của nhóm đối tượng trên mà cấu thành tội phạm đủ căn cứ chứng minh về mặt chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan thi phải chịu hình sự về các tội danh.

Tội làm giả con dấu

Cụ thể như sau: Nhóm đối tượng trên đã làm giả con dấu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền nên phải chịu “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bố sung năm 2017.

Theo đó người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: (i) làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên, (ii) sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, (iii) thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra các bạn còn nên lưu ý rằng những người ngồi xem vẫn có thể bị xem là đồng phạm về tội này; nếu đã biết nhưng vẫn cố tình thực hiện để tội phạm được hoàn thành một cách tinh vi hơn.

Tội lây lan dịch bệnh

Nếu có căn cứ cho thấy hành vi vi phạm của các đối tượng trên; làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thì sẽ bị truy tố; xử lý hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh; truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự.

Cụ thể, người phạm tội này sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 200.000.000 đồng; hoặc phạt tù tối đa lên đến 12 năm; ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung; là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Buôn bán que thử test Covid không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?

Khai báo y tế không trung thực sẽ bị xử phạt ra sao?

Thông tin liên hệ:

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Làm giả giấy xét nghiệm Covid”. Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Ném gạch đá lên đường cao tốc bị xử lý như thế nào theo quy định?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Test nhanh Covid mất bao lâu?

Dịch vụ test nhanh Covid-19 thường trả kết quả trong vòng 15-30 phút đối với xét nghiệm tại chỗ. Tuy nhiên, độ ẩm và nhiệt độ nơi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó mẫu test nhanh Covid-19 có thể sẽ được đóng gói về thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhân viên y tế sẽ bảo quản mẫu trong ống kín không môi trường bảo quản ở 2-8oC và sử dụng trong vòng 12 giờ.

Giấy tờ giả là gì?

Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật; không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân. 

Test nhanh COVID-19 giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, giá xét nghiệm test nhanh kháng nguyên Covid-19 theo yêu cầu có giá từ 350.000 đồng/mẫu. Mức giá có sự chênh lệch do nguồn gốc, nhà sản xuất bộ kit test nhanh khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm