Hiện nay bất động sản đang là lựa chọn được nhiều nhà đầu tư hướng tới; Nhu cầu cao đi kèm với nguồn cung cũng phải tăng kéo theo đó vấn nạn làm giả sổ đỏ
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn không thể sinh đẻ ra thêm; Vậy nên các “cò đất” đã lợi dụng việc khan hiếm này để làm giả sổ đỏ; Đánh vào tâm lý người mua đang lo sợ vì không còn phần của mình sau khi biết được tiềm năng mà mảnh đất đó mang lại vào tương lai
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề pháp lý trong việc này
Xem thêm: Quy trình thu hồi đất vi phạm theo quy định của pháp luật
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
- Bộ Luật hình sự năm 2015
Nội dung tư vấn
1.Hành vi làm sổ hồng giả – Sổ đỏ giả
Những lời quảng cáo về làm giả sổ đỏ được các đối tượng lừa đảo đăng tải rầm rộ trên mạng xã hội ngày nay; chỉ cần một thiết bị kết nối được vào mạng; Ta có thể dễ dàng tìm ra các trang wed lập ra để nhận làm giả sổ đỏ; Với cam kết giống thật 100% với giá từ 5 đến 7 triệu đồng trong thời gian ngắn, chỉ từ 2 đến 3 ngày hoặc nhanh thì trong vòng 24 giờ
Với trợ giúp hiện đại của công nghệ và thủ đoạn tinh vi của các đối tượng. Các nhóm lừa đảo đã có thể dễ dàng vượt mặt các văn phòng công chứng
Hành vi này rất tinh vi nên khi đến tay nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin; Họ đã trót mua vội mà không hề nghiên cứu kĩ; Cũng vì họ biết được thông tin mảnh đất đó chuẩn bị tăng giá hoặc sắp được đền bù; Nên mới xảy ra trường hợp 1 mảnh đất có tới 3 – 4 sổ đỏ
2.Xử phạt hành vi vi phạm
Đối với hành vi làm giả sổ đỏ, người vi phạm có thể chịu những mức phạt sau đây:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Điều 12– Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả”.
Điều 15 – Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác”.
Bộ Luật hình sự năm 2015.
Điều 174 – Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc chung thân.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Điều 208 – Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác: “Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trở lên thì thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
3.Giải pháp phòng tránh
Nhà đầu tư nên chọn những công ty bất động sản “sạch”; Không sử dụng các dịch vụ “cò mồi” môi giới không uy tín; Để tránh việc làm giả sổ đỏ
Nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế trước bạ, thuế thu nhập; Khi nộp hồ sơ mua bán tại các cơ quan có thẩm quyền; Ví dụ như văn phòng đăng ký giao dịch đảm bảo nhà đất tại các địa phương; để xác định rõ nội dung, thẩm định tính chính xác của sổ đỏ.
Việc làm giả sổ đỏ này được coi là một hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản khá nghiêm trọng; Chúng ta cần phải cảnh giác với những đối tượng làm giả sổ đỏ; Để tránh bị thiệt hại về tài sản và vướng phải rủi ro pháp lý.
4.Cách nhận biết
- Đối với sổ đỏ ép plastic, khả năng đó là sổ đỏ giả khá cao nên người mua nên cảnh giác; Do sổ đỏ thường bị làm giả bằng cách scan lại sách thật rồi in màu; In từng mặt rồi dán lại với nhau nên thường được cán mỏng để không bị phát hiện; Nếu sờ vào bề mặt sổ đỏ giả sẽ thấy những phần chữ nổi không có; Mà chỉ có hình ảnh.
- Cách tốt nhất để kiểm tra sổ đỏ là thật hay giả là bạn nên đến trực tiếp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để được xác minh, chắc chắn là thật.
Chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về vấn đề:
Pháp lý xoay quanh việc làm giả sổ đỏ của các đối tượng “cò” đất; để biết thêm về các vấn đề pháp lý và được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Luật sư X qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Các loại thuế và phí phải nộp khi làm sổ đỏ là gì?” answer-0=”Các loại thuế và phí phải nộp bao gồm: Lệ Phí Trước Bạ; Lệ Phí Cấp Sổ Đỏ; Tiền Sử Dụng Đất (Nếu Có).” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Không đăng ký biến động đất đai bị phạt không?” answer-0=”Hành vi không đăng ký biến động đất đai khi có sự thay đổi về thông tin là hành vi vi phạm pháp luật; Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:mức xử phạt cao nhất có thể lên 5 triệu đồng. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]