Làm ồn trong chung cư thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

bởi PhuongMai
Làm ồn trong chung cư thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tiếng ồn trong chung cư từ lâu đã là một vấn đề nan giải. Bởi là những căn nhà san sát nhau; hệ thống cách âm dù tốt nhưng cũng không đủ cho những nơi thường phát ra âm thanh có tần số lớn. Bên cạnh đó, việc làm ồn trong chung cư rất khó giải quyết; bởi mỗi người đều có một cuộc sống riêng. Mọi chuyện chỉ ổn thỏa nếu hai bên thỏa thuận giải quyết bằng sự thiện chí. Tuy nhiên, việc giải quyết bằng thiện chí có lẽ rất khó xảy ra; và nhiều trường hợp; xích mích bị đưa đến đỉnh điểm; không thể hòa giải? Vậy làm ồn trong chung cư thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thế nào là tiếng ồn?

Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn. Gây khó chịu cho người nghe; ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi.

Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau; sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi.

Thế nào là làm ồn trong chung cư?

Làm ồn trong chung cư không có định nghĩa vụ thể. Đó bao gồm tất cả những tiếng ồn gây ra trong chung cư và gây khó chịu cho những người cùng chung cư.

Xử phạt hành chính đối với hành vi làm ồn trong chung cư

Hành vi làm ồn trong chung cư có thể bị xử phạt về một trong hai hành vi: vi phạm quy định về tiếng ồn; vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung.

Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồnvượt từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
  • Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt trên 40 dBA.

Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

Phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi:

  • Gây tiếng động lớn; làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư; nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
  • Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện; nhà điều dưỡng; trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung.
  • Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: dùng loa phóng thanh; chiêng, trống, còi, kèn; hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

Xử phạt hình sự đối với hành vi làm ồn trong chung cư

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: gây rối trật tự công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; xúi giục người khác gây rối; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; tái phạm nguy hiểm.

Tại sao hiện tại nhiều hành vi làm ồn trong chung cư chưa bị xử phạt?

Hành vi làm ồn trong chung cư thường chưa bị xử phạt bởi; môi trường chung cư là môi trường tập thể; nhiều người cùng chung sống; vậy nên thường “dĩ hòa vi quý”; nín nhịn cho qua chuyện. Bên cạnh đó, thường khi có hành vi làm ồn; mọi người sẽ báo lại cho trưởng tầng; trưởng tầng lại sử dụng biện pháp giải hòa để hòa giải. Rất ít trường hợp nhờ đến sự giúp đỡ của công an nên những hành vi làm ồn trong chung cư thường rất ít bị xử phạt.

Bên cạnh đó, việc xử phạt hành chính chỉ được quy định đối với những hành vi làm ồn từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Vậy nên, những hành vi làm ồn trong khoảng thời gian còn lại sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế; hiện tại đang là thời buổi dịch bệnh; mọi người làm việc trực tuyến nên thời gian ở nhà nhiều hơn bình thường. Việc có tiếng ồn trong khoảng thời gian mọi người làm việc sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc của mọi người. Vậy nên, quy định của pháp luật cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến con người

Theo đó, ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Khi phải chịu tiếng ồn trong thời gian dài; bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên là thính giác; thính giác của người phải chịu tiếng ồn trong thời gian dài sẽ suy giảm; nhiều trường hợp có thể khiến người đó mất khả năng nghe.

Phải chịu tiếng ồn trong thời gian dài; tâm thần của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng này cũng sẽ gây ra mất ngủ, mất ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến ảo giác; mất khả năng suy nghĩ và tư duy logic; thường xuyên cáu gắt.

Vậy nên, hành vi làm ồn trong chung cư gây ra ảnh hưởng rất lớn.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Làm ồn trong chung cư thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu người có hành vi làm ồn trong chung cư là trẻ em; thì trách nhiệm đối với hành vi làm ồn trong chung cư sẽ do ai chịu?

Theo đó, hành vi làm ồn trong chung cư sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu người có hành vi làm ồn trong chung cư là trẻ em; người phải chịu trách nhiệm đối với hành vi làm ồn sẽ là cha mẹ; người giám hộ; người đại diện của trẻ em.
Mặc dù vậy, thông thường; những tiếng ồn do trẻ em tạo ra; các hộ gia đình trong chung cư sẽ giải quyết theo hướng thương lượng, hòa giải; ít khi cần đến pháp luật điều chỉnh.

Tại sao việc xử phạt hành chính về hành vi làm ồn lại có đến 02 nghị định điều chỉnh? Nếu có hành vi làm ồn sẽ bị xử phạt theo mức nào?

Mặc dù hành vi làm ồn có đến 02 nghị định điều chỉnh; nhưng có thể thấy nghị định 115/2016/NĐ-CP điều chỉnh về cường độ âm thanh. Hay nói cách khác, không cần có sự ảnh hưởng đến người xung quanh; chỉ cần cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi này thì có thể xử phạt.
Còn quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP lại hướng đến hậu quả của hành vi làm ồn. Tức là khi hành vi làm ồn gây ảnh hưởng đến người khác và được phản ánh lại; thì sẽ bị xử lý theo quy định tại nghị định 167/2013/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm