Làm thế nào khi người lao động xuất khẩu bị ngược đãi

bởi Hoàng Hà

Xuất khẩu lao động là hình thức không còn hiếm hiện nay trong thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển. Việc người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc phải tuân thủ quy định về Luật lao động nước ngoài, tuy nhiên, các quyền lợi thì vẫn phải được pháp  luật Việt Nam đảm bảo thực hiện. Cụ thể, xuất hiện rất nhiều hiện tượng bị nợ lương, ngược đãi,…Lúc này người lao động phải xử lý thế nào? Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ với người lao động Việt Nam ở nước ngoài. 

Đưa người Việt sang các nước để lao động thì doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu phải có trách nhiệm trong suốt thời gian từ khi làm việc cho đến khi về nước. Bao gồm các nghĩa vụ như: 

  • Quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động: Bằng việc nắm bắt thông tin, địa điểm nơi người lao động làm việc thì doanh nghiệp phải phối hợp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động như chính sách về lương, thời gian làm việc, lương tăng ca,…
  •  Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các tranh chấp liên quan đến người lao động: Doanh nghiệp đóng vai trò như đại diện cho người lao động được phép lao động và bảo vệ quyền khi có tranh chấp xảy ra. 
  •  Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Đây là trường hợp người lao động phải thực hiện như một cầu nối giữa những người Việt Nam ở nước ngoài tại Lãnh sự Việt Nam tại nước đó. 

 

Quy định trên được cụ thể theo khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ

2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại các điều 13, 16, 18, 23, 24, 25 và 26 của Luật này;

b) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài;

c) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động;

đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;

e) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;

g) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

h) Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

i) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;

k) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;

l) Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bởi vậy, có thể thấy, tại một nơi đất khách quê người như vậy, nếu phát hiện quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm như về tiền lương, tiền chế độ nghỉ,…thì người lao động Việt Nam tại nước ngoài phải trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp dịch vụ doanh nghiệp đưa mình đi xuất khẩu để đòi lại quyền lợi của mình. 

 

2. Người lao động phải làm gì khi bị doanh nghiệp dịch vụ chối bỏ?

Hiện tượng đưa người lao động đi xuất khẩu “là xong” việc ở một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động đã không còn xa lạ nữa. Điều đáng nói ở đây là chính doanh nghiệp này là đơn vị có nghĩa vụ bảo vệ khi có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của người lao động từ phía sử dụng lao động. 

Pháp Luật Việt Nam đã đưa ra phương pháp giải quyết cho trường hợp này chính là Quyền khởi kiện, khiếu nại của người lao động tại Tòa án để thực hiện đòi lại quyền và lợi ích đã bị xâm phạm. Tất nhiên, luật áp dụng ở đây là Luật Việt Nam

Thứ nhất, trong vòng 180 ngày kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp dịch vụ không bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình thì người lao động có quyền thực hiện khiếu nại lần đầu tới người đứng đầu doanh nghiệp dịch vụ này. Nếu vì ốm đau, thiên tai, địch họa… hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người lao động chưa thể khiếu nại được thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời gian khiếu nại.

Thứ hai, Sau khi quá 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại mà doanh nghiệp dịch vụ không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động khiếu nại lần hai tới Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở để đòi lại quyền và lợi ích của mình. Quy định cụ thể tại  Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Điều 7. Thời hiệu khiếu nại

1. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.

2. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm