Đèn chiếu cho xe vẫn là một vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù trên đường phố hiện tại được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ; nhưng hệ thống đèn vẫn là chưa đủ để người đi đường có thể tham gia giao thông một cách bình thường như buổi sáng. Bên cạnh đó, đèn trên phương tiện giao thông còn có tác dụng như một tín hiệu để nhận biết phương tiện đó trên đường. Việc một chiếc xe cần bao nhiêu đèn đều đã được quy định trong luật. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có sở thích lắp thêm đèn cho xe của mình thêm phần nổi bật. Vậy việc lắp thêm đèn phía sau xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Quy định của pháp luật về hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia giao thông
Theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông gồm có:
- Phá hoại đường, cầu; hầm; bến phà đường bộ; đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu; gương cầu; dải phân cách; hệ thống thoát nước và các công trình; thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
- Đưa xe cơ giới; xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
- Thay đổi tổng thành; linh kiện; phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
- Điều khiển xe ô tô; máy kéo; xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô; xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
- Giao xe cơ giới; xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
- Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ; bấm còi hơi; sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư; trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
- Lắp đặt; sử dụng còi; đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông; trật tự công cộng.
- …
Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với phương tiện tham gia giao thông
Theo đó, với xe ô tô và xe máy; pháp luật đều có những quy định riêng về việc phải đảm bảo những yêu cầu; để xe có thể tham gia giao thông một cách an toàn. Quy định này đối với xe ô tô và xe máy lần lượt như sau:
Với xe ô tô
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
- Tay lái của xe ô tô nằm ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
- Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn.
- Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.
- Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
- Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Với xe máy
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
- Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.
- Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
- Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Hành vi lắp thêm đèn phía sau xe ô tô có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Từ quy định tại khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; có thể thấy hành vi bị nghiêm cấm là hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông; trật tự công cộng.
Bên cạnh đó; yêu cầu về kết cấu của xe ô tô cho thấy một chiếc xe ô tô khi tham gia giao thông chỉ được có đèn chiếu sáng gần và xa; đèn soi biển số; đèn báo hãm; đèn tín hiệu.
Hay nói cách khác; để một hành vi lắp thêm đèn phía sau xe ô tô là một hành vi vi phạm pháp luật; hành vi đó phải trái với một trong hai yêu cầu sau:
- Lắp đèn trái với thiết kế của nhà sản xuất. Việc trái với thiết kế của nhà sản xuất có thể bao gồm lắp thêm hoặc lắp thiếu số đèn theo đúng thiết kế của nhà sản xuất.
- Lắp đèn đúng với thiết kế của nhà sản xuất nhưng chiếc đèn đó lại không có tác đụng chiếu gần, chiếu xa; soi biển số; đèn báo hãm; đèn tín hiệu.
Xử lý hành chính đối với hành vi lắp thêm đèn phía sau xe ô tô
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi lắp thêm đèn phía sau xe ô tô có thể đối mặt với mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó; người có hành vi điều khiển xe được lắp thêm đèn phía sau hoặc phía trước xe có thể phải chịu thêm các hình phạt như: tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tịch thu đèn lắp thêm.
Có thể bạn quan tâm:
- Dừng đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông bị xử phạt ra sao?
- Hướng dẫn tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông trên toàn quốc hiện nay
- Điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông xử lý ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Lắp thêm đèn phía sau xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền?”. Để biết thêm thông tin; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Lắp thêm đèn có thể được chấp nhận trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên; việc lắp đèn phải có sự tham vấn từ nhà sản xuất và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền; với lý do chính đáng.
Xe ô tô quân dụng cũng phải tuân theo những quy định này. Bởi căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; luật này áp dụng đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến giao thông đường bộ.