Điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông xử lý ra sao?

bởi PhuongMai
Điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông xử lý ra sao?

Tham gia giao thông là một hoạt động thường nhật. Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19; đường phố giờ trở nên vắng lắng; thưa người; việc tham gia giao thông phần nào cũng đã dễ thở hơn. Tuy nhiên, nhìn lại 2 năm về trước; khi dịch bệnh Covid – 19 chưa xuất hiện và thay đổi toàn bộ hệ quy chiếu của nhân loại; đường phố nhiều nơi; đặc biệt là Hà Nội thường xảy ra tắc đường. Vậy nên, phương tiện giao thông nào được tham gia cũng được quy định chặt chẽ. Vậy việc điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Gần đây, nhiều chiếc xe với nhiều kết cấu lạ mắt xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Đại diện cho sự trẻ trung, năng động như ván trượt; giầy trượt patin; xe scooter;… Việc sử dụng những chiếc xe này vào hoạt động vui chơi giải trí là không bị cấm. Tuy nhiên, việc sử dụng những chiếc xe này vào tham gia giao thông là khó có thể chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều người vẫn sử dụng những chiếc xe này vào việc tham gia giao thông; gây ra nhiều ý kiến trái chiều.”

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Quy định về lắp ráp xe theo Luật Giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; điều kiện để xe cơ giới được tham gia giao thông bao gồm:

Với xe ô tô

  • Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
  • Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
  • Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  • Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
  • Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
  • Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
  • Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn.
  • Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.
  • Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
  • Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

Với mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy

  • Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
  • Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
  • Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
  • Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
  • Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
  • Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.
  • Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
  • Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

Bên cạnh đó, xe cơ giới khi tham gia giao thông cần phải có biển số xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Xử lý hành chính đối với hành vi điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định phải chịu các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, hành vi điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định còn bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Những trường hợp điều khiển xe lắp ráp trái quy định của pháp luật

Theo đó, cùng với sự phát triển của xã hội; nhiều loại xe lắp ráp thông minh tràn vào thị trường Việt Nam. Nhiều xe có kết cấu tương đối nhỏ gọn và có thể lắp ráp được. Bên cạnh đó; những chiếc xe này có có thể gấp gọn; phù hợp mang lên cất tại phòng chung cư. Đây có thể nói là sự lựa chọn của nhiều người sống trong chung cư không muốn mất tiền gửi xe hàng tháng. Tuy nhiên, những chiếc xe này thường có kết cấu không cân bằng giữa phần đầu và phần sau. Bên cạnh đó, nhiều chiếc xe không hề có gương chiếu hậu. Nhưng do không phải là xe gắn máy cũng không phải xe máy nên những chiếc xe này thường khó để xử phạt.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp; nhìn những người sử dụng chiếc xe này sang đường có thể thấy rõ sự nguy hiểm. Do không có đầy đủ đèn tín hiệu; chiếc xe này chỉ tương tự như một chiếc xe đạp với tốc độ cao hơn. Trong điều kiện ánh sáng kém như vào buổi đêm; những chiếc xe này thường dễ xảy ra tai nạn.

Bên cạnh đó, những chiếc xe này cũng không đáp ứng đủ điều kiện xe cơ giới tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Và cũng không có biển số xe. Hay nói các khác, những chiếc xe này không được điều chỉnh bởi pháp luật.

Trường hợp đặc biệt điều khiển xe lắp ráp trái quy định không phải chịu trách nhiệm hình sự

Có thể thấy, hiện tại; trên đường phố xuất hiện khá nhiều xe dành cho người khuyết tật. Những chiếc xe này có kết cấu tương tự như một chiếc ghế tựa có thêm dù che và một bộ điều khiển được đặt ở một bên tay vịn. Nhiều chiếc xe sẽ có một thanh chắn lắp ở ghế để tránh người ngồi trên đó bị ngã khi phanh gấp. Từ cơ cấu chiếc xe có thể cho thấy; chiếc xe này thiếu khá nhiều thứ: đèn chiếu xa; biển số; lốp xe theo đúng kích cỡ do pháp luật quy định; gương chiếu hậu và trang thiết bị khác đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển; có còi với âm lương đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đám khí thải, tiếng ồn theo quy định của pháp luật; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

Tuy nhiên, những chiếc xe dành cho người khuyết tật dù thiếu nhiều thứ như vậy vẫn được phép lưu thông trên đường. Điều này vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Ưu điểm ở chỗ những chiếc xe này phù hợp với người khuyết tật; giúp họ có thể tự do di chuyển mà không cần sự trợ giúp từ người khác. Nhưng chiếc xe này tồn tại nhiều nhược điểm.

Thứ nhất, những chiếc xe như vậy hầu hết là xe tự chế. Vậy nên rất khó có thể đảm bảo được tính an toàn của những chiếc xe này.

Thứ hai, những chiếc xe này có kết cấu khá nhỏ; và nhiều người ý thức chưa hẳn là tốt khi có hành vi lạng lách giữa những chiếc xe to hơn. Điều này khiến tài xế khó quan sát khi những chiếc xe này rơi vào những điểm chết của xe. Gây tai nạn giao thông.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông xử lý ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy mang đi độ – hay nói cách khác là sửa chữa xe lại để tạo thành một loại xe mới có được coi là hành vi điều khiển xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông?

Hành vi điều khiển xe đã được độ lại có thể được coi là hành vi điều khiển xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông. Việc xác định chiếc xe này có trái quy định không phụ thuộc vào các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Hành vi đua xe có thể bị xử lý về tội gì?

Hành vi đua xe có thể bị xử lý về tội đua xe trái phép. Và nếu việc đua xe gây thiệt hại về người, tài sản; trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng sẽ phát sinh từ đây.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm