Dịch bệnh Covid hiện đã có tiến triển; số ca mắc giảm mạnh; nhiều người đã khỏi bệnh. Cùng với đó, nhiều thành phố đã dỡ bỏ phong tỏa. Người lao động cũng từ các thành phố quay về quê chờ dịch bệnh thật sự ổn định. Nhiều mạnh thường quân đã cố gắng hết sức để giúp đỡ mọi người; chuẩn bị xăng xe tại các chốt nghỉ chân; tặng tiền cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng có lẽ, chính lòng tốt và sự cho đi quá dễ dàng đã trở thành mảnh đất làm ăn béo bở cho những kẻ lừa đảo. Vậy hành vi lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Mới đây, một Youtuber sau một ngày dài từ thiện; đã edit lại video mà mình đã quay lại và phát hiện một người phụ nữ xuất hiện liên tiếp 03 lần. Và tất nhiên, trong cả 03 lần; người phụ nữ này đều sử dụng phương tiện khác nhau. Cùng một thủ đoạn, cùng một câu chuyện; người phụ nữ này đã sử dụng để lừa rất nhiều người. Đặc biệt, người phụ nữ này còn chở theo 01 bé trai và sau đó thêm 01 bé gái nữa để tăng tính xác thực cho câu chuyện. Được biết, đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xuất hiện. Nhiều người cũng đã báo cáo về những trường hợp tương tự xuất hiện gần bệnh viện Việt Đức và một số khu vực khác.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi lừa đảo?
Hanfhh vi lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình.
Thủ đoạn hiện nay của hành vi lừa đảo
Theo đó, thủ đoạn của hành vi lừa đảo này thường là sử dụng hoàn cảnh là người lao động bị mất việc do dịch bệnh, không có tiền về quê; gia đình lên chăm người ốm ở bệnh việt Việt Đức, bệnh viện bị phong tỏa nên không được ở lại, không có tiền đóng viện phí; mẹ đơn thân một mình nuôi con, chồng bỏ đi;… Không chỉ vậy, những đối tượng này còn đưa theo trẻ em; và dạy trẻ em nói một số câu nói khác để đánh vào lòng thương người của người đối diện. Từ đó mà người đối diện sẵn sàng đưa tiền ra giúp đỡ.
Một số youtuber và người dùng mạng xã hội đã chia sẻ câu chuyện của mình. Xuất phát từ một việc làm giúp đỡ người khác; lại trở thành tiếp tay cho những kẻ lừa đảo; lòng thương người bị giày xéo bởi chính những kẻ mà chỉ ít phút trước mình mới giúp đỡ.
Xử lý hành chính đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo
Theo đó, hành vi lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo có thể đối mặt với các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.
Xử lý hình sự đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo
Bên cạnh đó, hành vi lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo có thể phải chịu các mức hình phạt sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Giải quyết tình huống
Từ đó có thể suy ra, hành vi lợi dụng dịch bệnh lừa đảo người khác có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Có thể bạn quan tâm:
- Lừa đảo buôn bán người qua biên giới bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi lừa đảo vờ chạy án để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo có thể bị phạt tù lên đến 15 năm“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc mang theo trẻ em đi lừa đảo hiện không phải là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên, việc lợi dụng trẻ em sẽ phải chịu trách nhiệm về tội danh khác.
Việc sử dụng trẻ em như vậy sẽ khiến cho trẻ em hình thành tâm lý nói dối để bảo vệ bản thân và lợi dụng người khác. Lâu dần, sẽ hình thành một thói quen xấu cho trẻ.