Việc sửa đổi, thay thế làm ảnh hưởng kết cấu của xe ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Định nghĩa như thế nào là thay đổi kết cấu xe? Lỗi thay đổi kết cấu xe ô tô xử phạt thế nào?
https://www.youtube.com/watch?v=wDRbjNyjhKM
Căn cứ pháp lý về kết cấu xe ô tô:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Mức phạt thay đổi kết cấu xe ô tô:
1. Thay đổi kết cấu xe ô tô là gì?
Thay đổi kết cấu, tổng thành của xe là một điều bị pháp luật nghiêm cấm. Cụ thể thì Khoản 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên pháp luật giao thông cũng không có giải thích rõ các thay đổi nào sẽ vi phạm khoản 2 Điều 55 này. Vì vậy, việc vi phạm sẽ áp dụng theo quy định xử phạt đối với những vi phạm cụ thể được nêu tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
2. Lỗi thay đổi kết cấu xe ô tô xử phạt thế nào?
Một số lỗi về thay đổi kết cấu ô tô được quy định xử phạt như sau:
Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn, Tự ý thay đổi màu sơn của xe:
- Cá nhân: 300.000đ – 400.000đ (30.2.a)
- Tổ chức: 600.000đ – 800.000đ (30.2.a)
- Hình phạt bổ sung: Trả lại nguyên trạng xe
Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy, Tẩy xóa hoặc sửa chữa Giấy đăng ký xe, hồ sơ đăng ký xe, Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện:
- Cá nhân: 2.000.000đ – 4.000.000đ (30.7.b)
- Tổ chức: 4.000.000đ – 8.000.000đ (30.7.b)
- Hình phạt bổ sung: Tịch thu giấy tờ, hồ sơ giả
Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe hoặc tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe, Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách:
- Cá nhân: 6.000.000đ – 8.000.000đ
- Tổ chức: 12.000.000đ – 16.000.000đ
- Hình phạt bổ sung:
- Tịch thu phương tiện khi cải tạo thành xe khách
- Tước quyền sử dụng giấy kiểm định từ 1 đến 3 tháng
- Khôi phục lại hình dáng ban đầu
Mức phạt cụ thể: Nguyên tắc phạt tiền cụ thể
Nội dung điều luật:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;
b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;
c) Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo).
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe;
c) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;
d) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;
đ) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm g khoản 8 Điều này và các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 28; điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định này;
e) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
g) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này;
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
k) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này;
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
m) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép.
Hi vọng, bài viết sẽ có X
Hotline: 0833.102.102