Chào LSX tôi hiện đang sử dụng xe máy. Tôi có nghe thấy rằng các quy định xử phạt liên quan đến việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông sẽ được nâng cao hơn. Mong luật sư giải đáp thắc mắc của tôi.
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến LSX. Hiện nay nhà nước đang có khá nhiều chính sách để hạn chế việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đặc biệt là thay đổi các quy định của pháp luật. Vậy Lỗi uống rượu khi lái xe máy? Các hình thức xử phạt với hành vi uống rượu khi tham gia giao thông là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Rượu là gì?
Rượu trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon. Cacbon lại gắn với một nguyên tử hiđrô hay các bon khác. Trong đời sống thông thường, từ rượu được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn.
Cấu tạo của rượu gồm: Nước, ethanol và các tạp chất khác. Phần tạp chất bao gồm rượu bậc cao, các độc tố như methanol, aldehyt, furfurol, …. có hại cho cơ thể con người.
Tác hại của rượu bia?
Khi quá lạm dụng rượu bia, uống rượu bia quá mức cho phép sẽ đem đến nhiều tác hại như sau:
Ảnh hưởng tới não bộ:
Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơ thể, khiến bộ não của chúng ta không còn kiểm soát, điều chỉnh được các hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát, suy giảm trí nhớ và tinh thần không ổn định.
Ảnh hưởng đến tim mạch:
Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương, có thể gây ra suy tim. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
Rượu bia cũng làm tăng khả năng cao huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn của đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Uống rượu cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, do vậy càng làm tăng huyết áp. Những người uống nhiều rượu bia cũng thường có lối sống không lành mạnh, nên càng dễ mắc bệnh tim mạch.
Tác hại đến dạ dày
Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể sẽ bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày.
Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho nó tiết nhiều axit tiêu hóa hơn. Khi rượu và cả axit tích tụ trong dạ dày, bạn có thể thấy buồn nôn và nôn.
Tác hại với gan
Khi rượu vào cơ thể nó được hấp thụ nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%). Trong quá trình này, gan phải hứng chịu một đợt tấn công của rất nhiều độc tố.
Khi đó, chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan, và nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra ung thư gan.
Làm tổn thương tuyến tụy, gây tiểu đường, ung thư
Thông thường, tụy là nơi sản xuất insulin, giúp điều hòa nồng độ đường trong máu và một loạt các hooc-môn khác giúp ruột tiêu hóa thức ăn.
Khi uống nhiều rượu, quá trình sản sinh các hooc-môn này sẽ bị gián đoạn hoặc làm chậm. Cùng với đó, các độc chất tích tụ vào tụy có thể gây viêm tụy, dần già dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Một ngày nào đó, khi tuyến tụy bị mất chức năng, không thể tạo ra insulin, bạn sẽ bị mắc tiểu đường type 2. Rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Tăng nguy cơ mắc bệnh Gout
Gout là hiện tượng thừa axit uric khiến chúng tích tụ ở các cơ: ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối khiến cho việc đi lại hết sức khó khăn. Lạm dụng rượu bia quá mức dần dần làm hỏng các bộ phận trên cơ thể bạn và đặc biệt là gan và thận khiến cơ thể không có khả năng loại bỏ độc tố và các chất độc hại khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn.7. Loãng xương, tiêu cơ bắp
Tiêu thụ nhiều rượu có thể làm giảm lượng canxi trong cơ thể. Cùng với cách nó ảnh hưởng đến các hooc-môn tăng tưởng, rượu sẽ ngăn chặn quá trình hình thành tế bào xương mới. Khi đó, bạn sẽ dễ bị loãng xương.
Chất cồn hạn chế máu đến cơ bắp, theo thời gian sẽ khiến bạn bị tiêu giảm cơ bắp và yếu hơn.
Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản
Đối với nam giới, nồng độ cồn trong máu từ 8 -10 g/100cc đủ làm giãn nở mạch máu, gây cản trở quá trình quan hệ, đặc biệt rượu bia còn làm ảnh hưởng chất lượng tinh trùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ.
Đối với nữ giới nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi – tuyến yên, buồng trứng dẫn đến trứng không rụng nữa, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây nguy cơ sinh non…
Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể
Rượu bia có thể “giết chết” tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra để chống lại bệnh tật, phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Những người uống rượu thường xuyên trong thời gian dài cũng vì thế mà hay bị viêm phổi hoặc lao.
Rượu bia có tác hại rất lớn đối với cơ thể, là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Người dân cần phải nâng cao ý thức về việc sử dụng rượu bia ở mức độ hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt rượu bia sẽ tác hại lớn đối với gan, lá gan sẽ không còn hoạt động bình thường được nữa, và một ngày có thể bị suy dẫn đến tử vong nếu không được ghép gan mới.
Uống rượu điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt thế nào?
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là nhằm loại trừ nguy hiểm cho chính người sử dụng cũng như những người tham gia giao thông khác.
Khoản 5 và khoản 6 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ban hành ngày 13/11/2013 xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ có quy định:
“5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
c) Vượt xe trong những trường hợp cấm vượt, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này;
d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;
c) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
d) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
đ) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.”
Như vậy, căn cứ vào điểm b khoản 5 và điểm e khoản 6 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP thì hành uống rượu say điều khiển xe máy tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính khi thuộc một trong trường hợp dưới đây:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài việc phạt tiền người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng, bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài việc phạt tiền người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng, bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.
Mức phạt uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn?
Say rượu gây tai nạn giao thông thì bị xử lý thế nào?
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2017 quy định về hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy, uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn tùy từng trường hợp và hậu quả mà người gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Ngoài ra nếu người điều khiển xe máy trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác gây tai nạn nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 2 Điều 260 bộ luật này thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Nếu vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khung phạt nồng độ cồn xe máy cũng được chia thành 3 cấp độ như ôtô nhưng mức phạt có phần khác. Các mức phạt này được đề cập tại các khoản 6,7,8,10 điều 6 (Nghị định số 100/2019/NĐ-CP). Trong đó mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất lên đến 8 triệu đồng
Nồng độ cồn | Hình thức xử phạt |
< 50 mg/100 ml máu hoặc không vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở | Bị tước GPLX (10-12 tháng)Mức xử phạt hành chính từ 2.000.000đ – 3.000.000đ |
trên 50 mg /100 ml máu hoặcnhiều hơn 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở | Bị tước GPLX (16 – 18 tháng)Mức xử phạt hành chính từ 4.000.000đ -5.000.000đ |
> 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở. | Bị tước GPLX (22 – 24 tháng)Mức xử phạt hành chính từ 6.000.000đ – 8.000.000 |
Mời bạn xem thêm
- Uống rượu bia bao nhiêu thì không được lái xe?
- Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?
- Các mức phạt nồng độ cồn lái xe nên biết dịp Tết 2022
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Theo quy định của pháp luật 2022 uống rượu lái xe bị phạt bao nhiêu?”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, ly hôn đơn phương nhanh nhất , các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Câu hỏi thường gặp
Đối với người điều khiển xe môtô vi phạm:
Tại điểm b, khoản 5, điều 6 Nghị định 171/2013/ NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Tại điểm e, khoản 6, điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Bộ cảnh sát giao thông sẽ yêu cầu người điều khiển xuống xe đo nồng độ cồn xe máy hoặc oto khi có dấu hiệu vi phạm. Việc không hợp tác kiểm tra có thể bị xử phạt tội không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ.
Mức phạt được tính là mức cao nhất theo quy định tùy từng loại xe mà người tham gia điều khiển. Cụ thể người điều khiển xe máy không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị phạt 6 triệu – 8 triệu. Và 30-40 triệu là mức phạt dành cho người điều khiển ôtô không chấp hành kiểm tra.
Uống rượu bia khi tham gia giao thông đã trái với pháp luật. Gây tai nạn còn bỏ chạy, bỏ mặc người bị thương còn đáng bị lên án. Tùy vào mức độ mà người điều khiển phương tiện bị xử phạt. Các cấp độ hình phạt bao gồm
Xử phạt hành chính với tùy từng loại xe có thể lên đến 18 triệu đồng
Xử lý dân sự, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
Xử lý truy tố hình sự với mức độ nghiêm trọng hơn