Uống rượu bia bao nhiêu thì không được lái xe?

bởi Luật Sư X
Uống rượu bia gây khó khăn cho việc kiểm soát hành vi. Bởi vậy mà, những vụ việc gây tai nạn giao thông vì nguyên nhân người điều khiển hành vi sử dụng rượu bia gia tăng hiện nay, cảnh báo về sự nguy hiểm khi sử dụng loại kích thích này. Vậy uống bao nhiêu thì sẽ không được phép điều khiển phương tiện giao thông? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Uống bao nhiêu thì cấm lái xe.  Theo quy định của pháp luật (cụ thể tại Điểm c Khoản 4 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ – CP) thì cấm việc việc uống rượu bia được đặt ra từ 0 đến Chưa quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở mà vẫn điều khiển xe máy hoặc sử dụng rượu bia (không kế ít hay nhiều) đối với việc  điều khiển xe ô tô.  Tuy nhiên, thông số này là gì? thực tế uống lượng bia bao nhiêu thì bị cấm điều khiển xe. Căn cứ theo  tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:
  • 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml);
  • 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml);
  • 1 vại bia hơi (330 ml);
  • 2/3 chai (lon) bia (330 ml).
Ngoài việc phải phụ thuộc vào số lương chén rượu, lon bia như vậy, thì tùy từng thể trạng của mỗi người như  Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống thì việc nồng độ cồn trong máu/khí thở cũng có sự thay đổi.  Bởi vậy, nếu là điều khiển xe máy, người điều khiển không nên vượt quá 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu đối với nam, 1 lon bia đối với nữ và phải đảm bảo việc uống trước 1h đồng hồ.  Còn đối với người điều khiển ô tô thì, khi đã uống rượu bia, thì không được phép điều khiển xe ô tô nữa.  2. Mức xử phạt Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 Nghị định  46/2016/NĐ – CP thì mức xử phạt sẽ có sự khác nhau giữa phương tiện vi phạm. Cụ thể:  Thứ nhất, Đối với người điều khiển ô tô:
  • Khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng . Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng cũng có thể bị áp dụng. 
  •  Khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng . Bên cạnh đó còn bị  tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.
  • Khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở  thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Bên cạnh đó, còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 4 đến 6 tháng.
Thứ hai, Đối với người điều khiển xe moto, xe gắn máy:
  • Khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó, còn bị  tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
  • Khi người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối. Bên cạnh đó còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xetừ 3 đến 5 tháng
Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Uống rượu bia bao nhiêu thì không được lái xe? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm