Lừa đảo qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

bởi HaTrang
Lừa đảo qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, các hành vi lừa đảo qua mạng cũng xuất hiện và ngày càng trở thành mối lo ngại lớn. Vậy theo quy định của pháp luật, lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2019

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Lừa đảo qua mạng là gì?

Dưới góc độ pháp lý, lừa đảo qua mạng được xếp vào một trong các hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

Cụ thể, dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.

Với trường hợp lừa đảo qua mạng, thủ đoạn gian dối thường là những câu chuyện bịa đặt được đăng tải trên mạng, thậm chí là cố tình lừa dối tình cảm người khác hoặc giả mạo người có chức vụ, quyền hạn…nhằm mục đích khiến người bị lừa tin tưởng và giao tài sản cho người lừa đảo.

Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Vì vậy, hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nói chung và hành vi lừa đảo qua mạng nói riêng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo luật hình sự

Theo quy định trên, nếu lừa đảo qua mạng trên 02 triệu thì chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, lừa đảo dưới 02 triệu vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:

– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;

– Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh;

– Tài sản bị lừa đảo là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

– Đã bị kết án về một trong các tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản…chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tùy vào tính chất, mức độ phạm tội mà người lừa đảo qua mạng có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân, phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Xử phạt hành chính

Theo phân tích trên, lừa đảo qua mạng là một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong đó, mức phạt của hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Như vậy, trường hợp lừa đảo qua mạng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.

Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm?

Cơ quan điều tra; Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Cơ quan; tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Tố gíac tội phạm bắt buộc có bằng chứng không?

Việc tố giác lừa đảo cần phải có bằng chứng rõ ràng; càng cụ thể càng tốt. Đặc biệt khi bị lừa đảo qua mạng thì càng cần đầy đủ thông tin giao dịch như những tin nhắn trao đổi; biên lai chuyển tiền; và thông tin của đối tượng lừa đảo như tài khoản mạng xã hội; số điện thoại,… Thông tin càng chi tiết; cụ thể thì sẽ càng dễ dàng cho cơ quan chức năng giải quyết tin tố giác của bạn.

Thủ tục trình báo?

+ Đơn trình báo công an
+ Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/CCCD của bị hại (bản sao công chứng).
+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video; hình ảnh; ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm