Luật quản lý nợ công 2017 số 20/2017/QH14 ban hành ngày 23/11/2017 quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công có hiệu lực từ ngày 201/07/2018. Để nắm rõ hơn những nội dung được quy định Luật quản lý nợ công 2017 số 20/2017/QH14. Mời bạn đọc xem và tải xuống luật quản lý nợ công 2017 số 20/2017/QH14 ở bài viết dưới đây của Luật sư X.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 20/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 23/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 | |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Quy định mới về quản lý rủi ro đối với nợ công
Ngày 23/11/2017, Quốc hội thông qua Luật số 20/2017/QH14 – Luật quản lý nợ công 2017 quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
- Theo đó, vấn đề quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định một cách cụ thể hơn như sau:
- Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.
- Rủi ro về nợ công bao gồm:
- Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;
- Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;
- Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách TW và địa phương;
- Rủi do tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới an toàn nợ công.
- Luật quản lý nợ công 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Phân loại nợ công
Luật Quản lý nợ công năm 2017 quy định nợ công bao gồm: nợ Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đó, nợ Chính phủ bao gồm: nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ; nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài; nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh; nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương bao gồm: nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (Điều 4).
Nguyên tắc quản lý nợ công
Trên cơ sở kế thừa một số quy định về nguyên tắc quản lý nợ công của Luật Quản lý nợ công năm 2009, Điều 5 Luật Quản lý nợ công năm 2017 quy định các nguyên tắc quản lý nợ công, cụ thể như sau: (1) Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công; (2) Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô; (3) Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; (4) Bên vay, bên vay lại, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đối với khoản vay, khoản vay lại, khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước; (5) Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nợ công.
Nội dung quản lý nhà nước về nợ công; giám sát việc quản lý nợ công; những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công; xử phạt vi phạm pháp luật về quản lý nợ công.
Điều 6 của Luật quy định nội dung quản lý nhà nước về nợ công, bao gồm: (1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công; (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, giải pháp và chính sách về quản lý nợ công; (3) Tổ chức thực hiện quản lý nợ công, bap gồm đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay, trả nợ và các doanh nghiệp vụ quản lý nợ công; (4) Theo dõi, cung cấp thông tin và đánh giá hiệu quả công tác quản lý, sử dụng nợ công; (5) Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công; (6) Khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý nợ công.
Bên cạnh đó, Luật bổ sung 01 điều quy định về giám sát việc quản lý nợ công. Theo đó, Luật quy định Quốc hội, Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đồng thời, giao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 7).
Đối với những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công, Luật Quản lý nợ công năm 2017 kế thừa hầu hết các quy định tại Điều 6 của Luật quản lý nợ công năm 2009, đồng thời bổ sung thêm hành vi thông đồng, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định bị cấm trong quản lý nợ công. Theo đó, Luật quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công bao gồm: (1) Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vượt hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định; (2) Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ; (3) Vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong quản lý, sử dụng nợ công; (4) Làm trái quy định của Nhà nước về quản lý nợ công; thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí vốn vay; (5) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật; (6) Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công (Điều 8).
Bên cạnh đó, Luật quy định cụ thể đối với việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nợ công (Điều 9).
Tải xuống luật quản lý nợ công 2017 số 20/2017/QH14
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật quản lý nợ công 2017 số 20/2017/QH14” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Trích lục khai sinh Bắc Giang…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú như thế nào?
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại năm 2022
- Vấn đề quản lý diện tích đất đã thu hồi có những điểm gì nổi bật?
Câu hỏi thường gặp
Luật này được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
1. Luật này quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
2. Nợ công quy định tại Luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.