Lưu ý khi đánh nhau

bởi Luật Sư X
đánh nhau

Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những va chạm, đôi khi là dẫn đế xô xát. Vậy nếu đánh nhau thì cần lưu ý vấn đề gì?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Dù muốn hay không muốn thì đánh nhau được coi là phương án giải quyết cuối cùng khi không còn phương án nào để lựa chọn. Đánh nhau sẽ có thể cấu thành nhiều tội danh theo pháp luật hình sự hoặc nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính. 

Nhưng nếu quyết định xô xát thì cần lưu ý những điều dưới đây.

1. Luôn đánh sau

Khi xô xát, hãy chọn cách bắt đầu sau khi đối phương hành động. Việc đánh sau có thể sẽ gây ít nhiều thương tích, tuy nhiên nó sẽ giúp hành vi được coi là phòng vệ chính đáng và nếu có gây thương tích đối phương thì khi giải quyết sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc đánh trước.

Nếu đánh trước sẽ có thể bị khởi tố theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

đ) Có tổ chức; 

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

i) Có tính chất côn đồ; 

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

 

Nếu đánh sau và không may gây thương tích nặng sẽ có thể bị khởi tố theo điều 136 Bộ luật hình sự 2015 về tội gây thương tích khi vượt quá phòng vệ chính đáng:

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

 

So sánh thì mức phạt nhẹ hơn rất nhiều!

 

2. Nên đánh tay bo

Như các bạn đã biết, để khởi tố hình sự theo Điều 134 thì căn cứ và tỉ lệ thương tật và tình huống.

Tỉ lệ thương tật trên 11% sẽ bị khởi tố:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

đ) Có tổ chức; 

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

i) Có tính chất côn đồ; 

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

Tình huống dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố khi Dùng vũ khí (Điểm a khoản 1 Điều 134)

Như vậy, không dùng vũ khí là cách tránh nhỡ tay gây thêm thương tích cũng là giảm thiểu khả năng bị khởi tố đi tù.

3. Lựa chọn đối tượng phù hợp

Tất nhiên, ngoài việc chọn đối tượng “vừa miếng” để nắm tỉ lệ thắng cao thì ta cũng nên chọn đối tượng một cách thông minh, tránh những đối tượng nhạy cảm như:

  • Người đang thi hành công vụ
  • Người điên, người tâm thần (mất năng lực nhận thức)
  • Người không có khả năng chống cự

Phạm tội đối với những người này sẽ không cần quan tâm đến tỉ lệ thương tật, thậm chí sẽ bị xử phạt nặng hơn bình thường.

Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ, hãy:

  • Lựa chọn địa điểm phù hợp, tránh làm ảnh hưởng người khác
  • Lựa chọn giải quyết văn minh 1 – 1, đánh hội đồng được coi phạm tội có tổ chức

Hi vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn!!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm