Mẫu biên bản cưỡng chế thu hồi đất mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mẫu biên bản cưỡng chế thu hồi đất mới năm 2023

Xin chào Luật sư. Tôi sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh, hiện nay trên địa phương tôi đang tiến hành thu hồi đất để xây dựng bệnh viện. Gia đình tôi có một phần diện tích đất bị thu hồi tuy nhiên đây là phần diện tích mà gia đình tôi kinh doanh nên tôi đang không chấp nhạn việc thu hồi này. Tôi nhận được thông báo rằng sẽ bị cưỡng chế thu hồi và sẽ nhận được biên bản cưỡng chế này. Tôi thắc mắc trong mẫu biên bản cưỡng chế thu hồi đất ghi những thông tin gì? Và thủ tục cưỡng chế thu hồi đất sẽ được tiến hành ra sao? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Cưỡng chế thu hồi đất là gì? 

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo đó, cưỡng chế thu hồi đất là việc là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành.

Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. 

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013.

Việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất phải được thực hiện theo 02 nguyên tắc sau:

– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. 

(Điều 70, khoản 1 Điều 71 Luật Đất đai 2013)

Quy trình cưỡng chế thu hồi đất

Thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Bước 1: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế

Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế

– Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. 

Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

– Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế

– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; 

Nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Mẫu biên bản cưỡng chế thu hồi đất mới năm 2023
Mẫu biên bản cưỡng chế thu hồi đất mới năm 2023

– Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Căn cứ theo Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

– UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; 

+ Thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; 

+ Bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;

– Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt; 

+ Thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; 

+ Bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản. Đồng thời, chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;

– Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

– UBND cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

+ Tham gia thực hiện cưỡng chế; 

+ Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu;

Hồ sơ pháp lý của việc cưỡng chế thu hồi đất

Mặc dù trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hồ sơ pháp lý của việc cưỡng chế thu hồi đất nhưng dựa trên nội dung quy định về việc cưỡng chế thu hồi đất được quy định tại Điều 71 Luật đất đai năm 2013, Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có thể xác định hồ sơ pháp lý của việc cưỡng chế thu hồi đất cần có các giấy tờ sau đây:

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (quyết định cưỡng chế thu hồi đất).

– Phương án cưỡng chế thu hồi đất.

– Các văn bản, biên bản ghi nhận việc giao nhận tài sản của người bị cưỡng chế khi nhận lại tài sản; biên bản ghi nhận việc tự chấp hành trong trường hợp người bị cưỡng chế tự nguyện chấp hành; các văn bản phối hợp làm việc giữa Ban cưỡng chế thu hồi đất và Ủy ban nhân dân cấp xã và các bên có liên quan.

Tải m

ỦY BAN NHÂN DÂN 
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ….…, ngày….. tháng …..năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cưỡng chế thu hồi đất

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN ….

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày…tháng …năm ….;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

Căn cứ Quyết định số ……….. ngày … tháng … năm của Ủy ban nhân dân ………về việc thu hồi đất………..;

Xét đề nghị của Sở (Phòng) Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số ……… ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất đối với ……………….…đang sử dụng thửa đất số …, thuộc tờ bản đồ số …… tại xã…………………………………..do …………………………………….………………… địa chỉ …………..……………………………………………….

Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ ngày …..tháng ……năm….đến ngày …..tháng…….năm ……………………….

Điều 2.

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …. tháng….. năm…

2. Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. có trách nhiệm giao quyết định này cho……..và niêm yết công khai quyết định này tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn…., địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư ………..

3. Giao 1 …………… triển khai thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

4. Kinh phí phục vụ thực hiện cưỡng chế:…………………………………

…………………………………………………………………….

5. Sở/Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ….; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; các đơn vị có liên quan; 2 ………. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận
– Như Khoản 5 Điều 2;
– Thanh tra huyện, VKSND, CA huyện…
– Sở TN&MT …… (để b/c);
– Lưu: …..
CHỦ TỊCH(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu biên bản cưỡng chế thu hồi đất mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Làm sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Khi Chủ tịch Huyện bận thì Phó Chủ tịch UBND Huyện có được thay làm trưởng ban cưỡng chế thu hồi đất không?

Thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gồm:
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban;
Các thành viên gồm đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Như vậy Chủ tịch bận thì Phó Chủ tịch UBND Huyện được quyền thay làm trưởng ban cưỡng chế thu hồi đất.

Bị thu hồi đất được giao không đúng thẩn quyền có được bồi thường không?

Căn cứ khoản 1 điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP; các trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2004 có thể được bồi thường khi bị thu hồi đất.

Sử dụng đất không đúng mục đích được giao có phải căn cứ tiến hành thu hồi đất?

Căn cứ điều 64 luật đất đai 2013; sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm. Là căn cứ để Nhà nước thu hồi đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm