Mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả năm 2023

bởi Sao Mai
Mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả năm 2023

Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên để đảm bảo được bảo hộ toàn vẹn tác phẩm thì tác giả của tác phẩm nên đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm đó tại cơ quan có thẩm quyền. Quyền tác giả và quyền có liên quan là các quyền về tài sản, do vậy có thể được chuyển giao thông qua một số điều kiện của pháp luật và đáp ứng một số quy định về hình thức viết mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả.

Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện chuyển nhượng quyền tác giả

Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm.

Trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện dựa trên hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng phải lập thành văn bản, bao gồm những nội dung sau đây:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

– Căn cứ chuyển nhượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Thế nào là chuyển nhượng quyền tác giả?

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả là chế định được quy định tại Chương IV Luật Sở hữu trí tuệ 2019, trong đó mục I của chương này bao gồm những quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan.

Theo đó căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền:

  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Quyền tài sản, hoặc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình/của tổ chức phát song cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, các quyền nhân thân khác như: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của tác giả và của người biểu diễn thì  không được chuyển nhượng.

Những quyền nào không thể chuyển nhượng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật SHTT, tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân là quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Đối với người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân:

–   Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn.

–   Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn (khoản 2 Điều 29 Luật SHTT).

Mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả năm 2023
Mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả năm 2023

Hồ sơ chuyển nhượng quyền tác giả bao gồm những gì

Hồ sơ ghi nhận việc chuyển nhượng bản quyền tác giả bao gồm những tài liệu sau:

– Đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, hợp đồng tặng cho quyền tác giả

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã được cấp kèm theo bản lưu tác phẩm

– Hợp đồng ủy quyền (nếu có)

– Bản sao đăng ký kinh doanh đối với bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao trong trường hợp hai bên là công ty hoặc bản sao chứng minh thư nhân dân trong trường hợp hai bên là cá nhân.

Tải mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả gồm những nội dung chủ yếu nào?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan do các bên thoả thuận gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

– Căn cứ chuyển nhượng: Là cơ sở pháp lí cần thiết mà theo đó quyền tác giả hoặc quyền liên quan được chuyển giao;

– Giá, phương thức thanh toán: Giá cả chuyển nhượng hoàn toàn do các bên tự thoả thuận. Ngoài việc thoả thuận về giá cả thì các bên trong hợp đồng còn có thể thoả thuận về phương thức thanh toán tức là cách thức thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng: Các bên có thể thoả thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng của hợp đồng, liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán, phạm vi của hợp đồng… Quyền và nghĩa vụ được thoả thuận đặt ra là căn cứ để xác định các bên có thực hiện đúng hợp đồng hay không.

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phát sinh hiệu lực pháp luật sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đó. Các bên trong hợp đồng phải tuân thủ các nội dung đã kí kết và khi có một bên vi phạm hợp đồng sẽ bị áp dụng trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có thể là phạt vi phạm, buộc phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc các bên cũng có thể thoả thuận vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại.

– Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thoả thuận về các nội dung khác như hình thức chuyển nhượng, phạm vi chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng…

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thuế chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thời gian đăng ký việc chuyển nhượng quyền tác giả là 15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.

Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm những ai?

Chủ sở hữu quyền tác giả: là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định
pháp luật.
Hiện nay, chủ sở hữu quyền tác giả được phân chia như sau:
Thứ nhất: chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: trong trường hợp này, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
Trường hợp này người sáng tạo ra tác phẩm đồng thời là người đầu tư thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất
khác quyết định việc hình thành tác phẩm, như việc nhà văn viết tiểu thuyết, nhạc sĩ viết nhạc.
Thứ hai: chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả, trong trường hợp này thay hai hoặc nhiều người cùng đầu
tư thời gian, công sức, trí tuệ, tiền bạc để cùng sáng tạo ra tác phẩm. Do đó, các đồng tác giả đồng thời là đồng sở
hữu đối với tác phẩm.
Thứ ba: chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác
giả. Dạng này bao gồm việc sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ do tổ chức quản lí nhân sự giao, như nhân viên
được giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm.
Thứ tư: chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: di sản của người chết để lại, trong đó có di sản là tài sản trí
tuệ.
Thứ năm: chủ sở hữu quyền tác giả là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả: dạng này bao gồm các trường
hợp của chủ sở hữu quyền tác giả chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo cam kết tại
hợp đồng. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là chủ sở hữu.
Thứ sáu: chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước, dạng này bao gồm các trường hợp, tác phẩm còn trong thời hạn
bảo hộ nhưng chủ sở hữu quyền đã chết và không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản, hoặc
thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản hoặc trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền tác giả cho
Nhà nước.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả?

Là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
Tác phẩm báo chí;
Tác phẩm âm nhạc;
Tác phẩm sân khấu;
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
Tác phẩm tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
Tác phẩm nhiếp ảnh;
Tác phẩm kiến trúc;
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
Phần mềm máy tính, Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm