Hiện nay vì nhiều lý do khác nhau hay do hoàn cảnh, mâu thuẫn với quản lý nên nhiều người lao động đã tự ý bỏ việc, điều này vô hình trung ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Vậy phải làm sao để chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của mình? Và soạn thảo mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào để được chấp nhận… là những vấn đề được quan tâm nhiều tới. Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về những quy định pháp luật này tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật năm 2023
Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) dễ dàng hơn so với quy định tại BLLĐ năm 2012. Cụ thể, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng theo một trong các cách sau:
Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với người sử dụng lao động
Do hợp đồng lao động được ký kết trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên pháp luật cũng tôn trọng quyền của các bên trong việc chấm dứt hợp đồng.
Căn cứ khoản 3 Điều 34 BLLĐ năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Đây được xem là phương án “đẹp lòng” cả đôi bên. Nếu hai bên thống nhất được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng thì đó là cách tốt nhất.
Theo cách này, người lao động vừa có thể chấm dứt hợp đồng theo đúng ý muốn, vừa đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời người sử dụng lao động cũng vui vẻ với sự ra đi này của người lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Nếu không tìm được tiếng nói chung với người sử dụng lao động, người lao động có thể chọn cách đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động cần tuân thủ các quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp được quy định tại Điều 35 BLLĐ năm 2019:
* Người lao động có thể nghỉ việc ngay mà không cần báo trước trong một số trường hợp:
Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019 quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
– Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, người lao động có thể nghỉ việc ngay mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết. Đây là quy định hoàn toàn mới của BLLĐ 2019, trong khi, BLLĐ năm 2012 luôn yêu người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải đảm bảo thời gian báo trước.
* Không thuộc trường hợp trên, người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước
Theo khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho ít nhất:
– Ít nhất 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc với HĐLĐ dưới 12 tháng.
Với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Với quy định này, người lao động chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động theo thời gian nêu trên là đã đảm bảo đủ điều kiện để đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp. Có nhiều cách để người lao động có thể thông báo đến người sử dụng lao động về việc nghỉ làm đó là trực tiếp bằng lời nói, viết đơn xin nghỉ việc, email xin nghỉ việc,…
Như vậy, với BLLĐ năm 2019, dù ký loại HĐLĐ nào thì người lao động không cần lý do chính đáng cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đã báo trước đúng thời hạn.
Nếu chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động để mất quyền lợi gì?
Theo Điều 40 BLLĐ năm 2019, người lao động khi chấm hợp đồng trái luật sẽ bị mất những quyền lợi sau:
Không được chi trả trợ cấp thôi việc
Nếu chấm dứt HĐLĐ đúng luật, người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền trợ cấp thôi việc theo Điều 46 BLLĐ 2019 nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên theo, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi về hưu. Với mỗi năm làm việc, người lao động được hưởng nửa tháng tiền lương.
Như vậy, người lao động nếu không muốn mất khoản tiền này thì phải thực hiện theo các cách chấm dứt hợp đồng đúng luật mà bài viết đề cập ở trên.
Phải bồi thường cho người sử dụng lao động
Việc người lao động chấm dứt HĐLĐ phần nào gây ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nếu đơn phương phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động sẽ phải bồi thường:
– Nửa tháng tiền lương;
– Khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm quy định về thời gian báo trước).
Hoàn trả chi phí đào tạo
Trong quá trình làm việc, người lao động có thể được cử tham gia đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở trong nước hoặc nước ngoài trên kinh phí của người sử dụng lao động. Vì vậy, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ phải hoàn trả lại số tiền này cho người sử dụng lao động.
Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động
(1): Điền tên công ty mà người đó làm việc
(2): Điền tên trưởng phòng
(3): Điền tên, giới tính của người xin nghỉ việc, làm việc.
(4): Điền ngày sinh, nơi sinh của người xin nghỉ việc, làm việc.
(5): Điền số chứng minh thư/ căn cước công dân của người xin nghỉ việc, làm việc.
(6): Điền nơi cấp, ngày cấp chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân.
(7): Điền bộ phận, chức vụ của người xin nghỉ việc.
(8): Điền lý do nghỉ việc.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động 2022
- Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động cập nhật mới năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
– Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
– Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Câu trả lời là Không. Theo quy định tại Ðiểm c Khoản 1 Ðiều 85 của BLLĐ, trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.