Khi lao động nữ có thai, nhưng sức khỏe không tốt được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong thai kỳ? Nếu bác sĩ yêu cầu phải nghỉ ngơi hoàn toàn cho đến lúc sinh con thì người lao động có được hưởng chế độ gì không, cơ quan có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Cùng Luật sư X tìm hiểu cách viết mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Điều kiện xin nghỉ dưỡng thai
“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.“
Theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) số 71/2006/QH11 thì người lao động (NLĐ) được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; NLĐ nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi; NLĐ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Lao động nữ mang thai và NLĐ nhận nuôi con nuôi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Tại các Điều 29, 30, 33 và 35 Luật BHXH quy định quyền lợi NLĐ được hưởng trong giai đoạn trước khi sinh theo chế độ thai sản như sau:
- Khám thai tối đa 5 lần trong một thai kỳ. Mỗi lần khám nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa), tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết thì không được tính hưởng trợ cấp.
- Sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu (tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần): Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng; Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng.
- Thực hiện các biện pháp tránh thai (tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần): Đặt vòng nghỉ 7 ngày; triệt sản (cả nam/nữ) nghỉ 15 ngày.
Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện kế hoạch hóa dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Tại điểm 6, Mục II, Phần B, Thông tư 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30/1/2007 được sửa đổi tại khoản 2, Điều 1, Thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 thì thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, thì cả NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó nhưng vẫn được tính là thời gian có đóng BHXH.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản.
Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Cùng với đó, tại Điều 101 Luật này cũng nêu rõ lao động nữ sinh con nghỉ dưỡng thai pải có Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Lao động nữ được xin nghỉ dưỡng thai do thai yếu phải có Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền và đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Quyền lợi của lao động nữ khi nghỉ dưỡng thai
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Thời gian hưởng và mức hưởng như sau:
– Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: Nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
– Mức hưởng tính theo tháng: Bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (hoặc của tháng đó).
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 46/2016, một số trường hợp thai nghén, sinh đẻ và hậu sản cũng được liệt kê vào Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như: Chửa trứng, rau cài răng lược, rau tiền đạo trung tâm, rỉ ối có điều trị để làm chậm chuyển dạ, tiền sản giật thể trung bình và nặng…
Theo đó, nếu thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên, người lao động được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Sau đó, nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Về trường hợp , chế độ thai sản ở giai đoạn mang thai chỉ có quy định về thời gian nghỉ để khám thai, nghỉ sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai; mà không có định cụ thể về việc lao động nữ trong thời kỳ mang thai, sức khỏe không tốt được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày. Nếu tình trạng sức khỏe không tốt này do ốm đau, hoặc tai nạn rủi ro gây nên, theo chỉ định của bác sĩ, lao động nữ phải nghỉ ngơi chữa bệnh, dưỡng sức cho đến lúc sinh con, thì NLĐ được hưởng theo chế độ ốm đau. Về các chi phí khám, chữa bệnh, thuốc men thực hiện theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.
Mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai năm 2022
Xem trước và tải xuống đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai năm 2022:
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.
Bởi vậy, để được nghỉ không lương để dưỡng thai thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.
Tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau: “4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”
Nếu được đơn vị đồng ý cho nghỉ không hưởng lương thì sẽ xem xết đến thười gian nghỉ không hưởng lương này là bao lâu. Như vậy khi bạn nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày làm việc trong tháng thì không có căn cứ hưởng lương để đóng BHXH tháng đó nên bạn sẽ không được đóng BHXH tháng đó. Nói nhưu vậy bạn sẽ không được hưởng chế độ từ BHYT trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.