Pháp luật lao động hiện hành năm 2019 quy định về số ngày nghỉ phép hàng năm hay số ngày nghỉ phép năm của người lao động. Theo quy định đó, người sử dụng lao động sẽ được đảm bảo về quyền lợi và lợi ích của mình khi làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp mà vẫn sẽ được hưởng lương trong những ngày nghỉ theo quy định. Khi muốn xin nghỉ, người lao động sẽ cần viết đơn xin nghỉ phép. Nội dung bài viết dưới đây, LSX sẽ chia sẻ đến bạn đọc Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ (Anh-Việt) mới năm 2023, mời bạn đọc tham khảo về mẫu đơn.
Căn cứ pháp lý
Nghỉ phép năm là gì?
Nghỉ phép năm là một quyền lợi của người lao động có đủ 1 năm làm việc cho người sử dụng lao động và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Số ngày nghỉ phép trong năm là khoảng thời gian người lao động được quyền nghỉ ngơi (không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tết hoặc nghỉ không hưởng lương và nghỉ việc riêng).
Quy định pháp luật về nghỉ phép năm 2023 như thế nào?
Nghỉ phép năm hay còn được biết đến là số ngày nghỉ hàng năm, đây là những quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng trong một năm khi làm việc cho cho một tổ chức hay doanh nghiệp nào đó.. Tùy vào quy định của mỗi doanh nghiệp, tính chất công việc mà người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khác nhau.
Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 ban hành ngày 20/11/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, thay thế cho Bộ luật lao động 2012 có quy định về ngày nghỉ phép năm như sau:
Quy định về số ngày nghỉ phép năm
Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 113 người lao động được nghỉ hàng năm theo quy định:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài quy định về số ngày nghỉ phép năm khi còn làm việc thì tại Khoản 3, Điều 113 còn quy định các trường hợp nghỉ phép năm trong một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Gộp số ngày nghỉ phép hằng năm
Quy định tại Khoản 4, Điều 113, Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động được biết. Trong đó,
- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.
- Thời gian nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Không nghỉ hết phép năm
Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm theo quy định sẽ được xử lý như sau:
– Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày phép do thôi việc hoặc bị mất việc làm thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày được nghỉ phép chưa nghỉ.
– Trường hợp không nghỉ hết ngày nghỉ phép trong năm do không có nhu cầu nghỉ mà vẫn tiếp tục đi làm thì người sử dụng lao động không phải thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ phép chưa nghỉ.
Như vậy, người lao động không nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu nghỉ sẽ không được thanh toán bằng tiền theo số ngày nghỉ phép còn thừa khi kết thúc năm. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay cũng cho phép người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp để gộp ngày nghỉ phép còn dư sang các năm tiếp theo.
Cách tính số ngày nghỉ hằng năm như thế nào?
Nghỉ phép, nghỉ phép hằng năm là những quyền lợi của người lao động và Bộ luật lao động đã quy định rõ về các loại nghỉ phép để người lao động có thể đảm bảo quyền lợi của mình trong các mối quan hệ lao động và hiện nay các văn bản hiện hành cũng có quy định về cách tính ngày nghỉ hàng năm của người lao động. Cách tính ngày nghỉ phép có một số trường hợp đặc biệt. Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, cách tính như sau:
– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Công thức tính số ngày phép năm như sau:
Số ngày phép = [( Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm + Số ngày phép thâm niên (nếu có))/ 12] x Số tháng làm việc thực tế
– Trường hợp NLĐ làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
– Toàn bộ thời gian NLĐ làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ (Anh-Việt) mới năm 2023
Hướng dẫn ghi Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ
Đơn xin nghỉ phép song ngữ chuẩn có nội dung như sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ chuẩn văn bản hành chính viết bằng ngôn ngữ Việt – Anh;
+ Tên đơn: Đơn xin nghỉ phép/Application for leave
+ Thông tin kính gửi/To;
+ Họ tên đầy đủ của người làm đơn [Full name], chức vụ [Title] và bộ phận công tác [Department] của người làm đơn;
+ Nội dung đơn xin nghỉ phép viết bằng ngôn ngữ Việt – Anh;
+ Lý do xin nghỉ phép [Reason]: Nghỉ phép năm/Annual leave, nghỉ ốm/sick leave, nghỉ thai sản/maternity leave, nghỉ phép hưởng lương/orther paid leave, nghỉ phép không hưởng lương/unpaid leave;
+ Lời đề nghị giải quyết và lời cảm ơn;
+ Ngày tháng năm làm đơn, người làm đơn ký tên và ghi rõ họ tên;
+ Phần xét duyệt của Giám đốc công ty.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ (Anh-Việt) mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu đơn xin tách thửa đất mới nhất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục ly hôn khi đang làm việc ở nước ngoài năm 2023 như thế nào?
- Hợp đồng xây dựng nhà ở được quy định như thế nào?
- Đang trong thời gian thử việc người lao động có được thưởng tết không?
Câu hỏi thường gặp:
Đối với người lao động nghỉ phép hằng năm sẽ tăng theo thâm niên. Cụ thể theo tại Điều 114, Bộ luật lao động 2019 quy định:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.
Người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.
Trong trường hợp ngày nghỉ rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nên người lao động sẽ được tính nghỉ phép vào những ngày kế tiếp.
Ví dụ, người lao động nghỉ phép 3 ngày khi nhà có tang, có thể lựa chọn ngày nghỉ là thứ sáu, thứ hai, thứ ba. Thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên không tính.