Mẫu giấy uỷ quyền khiếu nại mới nhất năm 2022

bởi TranThiThuTrang
Mẫu giấy uỷ quyền khiếu nại mới nhất năm 2022

Khiếu nại là một trong những quyền chính trị pháp lý cơ bản của công dân; là một quyền cơ bản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Chính vì vậy; trong các trường hợp công dân cảm thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm hại thì hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp công dân không thể tự mình thực hiện việc khiếu nại. Vậy có thể uỷ quyền khiếu nại không? Mẫu giấy uỷ quyền khiếu nại ra sao? Đây là nội dung mà rất nhiều người còn thắc mắc. Sau đây; Luật sư X sẽ giải đáp các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Có được uỷ quyền khiếu nại không?

Thông qua khiếu nại; mọi người có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức; cá nhân xem xét lại những quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời cung cấp những thông tin về những quyết định và việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức; cá nhân có hành vi tác động xấu đến hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. 

Người khiếu nại có thể tự mình thực hiện việc khiếu nại hoặc ủy quyềncho người khác thực hiện việc khiếu nại; điều này giúp cho người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại một cách thuận tiện. Để quy định chi tiết vấn đề này, Luật Khiếu nại 2011 và Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại đã đưa ra những nguyên tắc, thủ tục về ủy quyềnkhiếu nại.

Theo đó; trong trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại; thì được ủy quyền cho người thân (như cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên); ủy quyền cho luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý; ủy quyền cho những người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Việc ủy quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

Mẫu giấy uỷ quyền khiếu nại

Giấy ủy quyền khiếu nại là văn bản pháp lý được sử dụng trong trường hợp người khiếu nại không thể có mặt để giải quyết vấn đề thì sẽ ủy quyền cho một cá nhân khác.

Hướng dẫn viết mẫu giấy uỷ quyền khiếu nại

(1) Thông tin người khiếu nại:

  • Cần ghi rõ họ tên của người khiếu nại. Người khiếu nại ở đây là cá nhân hoặc đại diện của cơ quan; tổ chức có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trái pháp luật; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; và có yêu cầu xem xét lại các quyết định; hành vi hành chính trên;
  • Ghi rõ địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ hiện tại;
  • Ghi chính xác số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; ngày cấp và nơi cấp.

(2) Thông tin người được ủy quyền:

  • Ghi rõ họ tên của người được ủy quyền khiếu nại; có thể là: luật sư; trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Ghi rõ địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ hiện tại;
    Ghi chính xác số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; ngày cấp và nơi cấp.

(3) Nội dung ủy quyền khiếu nại:

  • Ghi rõ nội dung ủy quyền khiếu nại; toàn bộ nội dung hay 1 phần nội dung; ủy quyền khiếu nại 1 vấn đề hay nhiều vấn đề cùng 1 lúc;…
  • Người được quỷ quyền khiếu nại phải thực hiện đúng nội dung ủy quyền.

(4) ký và xác nhận:

  • Ký hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người khiếu nại và người được ủy quyền khiếu nại;
  • Vì văn bản ủy quyền cần sự chính xác; tránh gây thiệt hại cho người khiếu nại; thì văn bản này cần chứng thực tại uỷn ban nhân dân hoặc công chứng tại văn phòng công chứng theo quy định.

Lưu ý: nếu thực hiện ủy quyền khiếu nại nhiều nội dung cho nhiều người; thì ghi thông tin cá nhân của từng người đối với từng nội dung cụ thể.

Tải xuống mẫu giấy uỷ quyền khiếu nại

Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu văn bản này!

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download mẫu giấy ủy quyền khiếu nại

Có thể bạn quan tâm:

Phạm vi uỷ quyền theo quy định

Phạm vi về các công việc được uỷ quyền

Đối với ủy quyền khiếu nại; bên khiếu nại có thể ủy quyền cho bên nhận ủy quyền toàn bộ các công việc liên quan đến việc khiếu nại hoặc một trong các thủ tục sau: 

  • Ủy quyền nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp;
  • Ủy quyền tham gia đối thoại;
  • Ủy quyền đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu; chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
  • Ủy quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ; quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin; tài liệu đó trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
  • Uỷ quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
  • Ủy quyền đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến về chứng cứ đó;
  • Ủy quyền nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Ủy quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Ủy quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;
  • Uỷ quyền rút khiếu nại.

Trong quá trình xây dựng văn bản uỷ quyền; cần lưu ý ghi rõ ủy quyền thực hiện toàn bộ thủ tục khiếu nại hay ủy quyền thực hiện một số nội dung; những nội dung đó cụ thể là gì, để tránh những tranh chấp; mẫu thuẫn không đáng có giữa bên ủy quyền và bên được uỷ quyền.

Phạm vi về người nhận uỷ quyền

Bên cạnh đó; tương thích với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về việc ủy quyền cho nhiều người; Nghị định 124/2020/NĐ-CP tạo điều kiện cho người khiếu nại được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Đối với mỗi người được ủy quyền; phải lập một văn bản ủy quyền khiếu nại riêng theo Mẫu số 02 Nghị định 124/2020/NĐ-CP và các lưu ý đã nêu trên.

Phạm vi về thời gian

Hoạt động ủy quyền trong khiếu nại không tồn tại mãi mãi; nó chấm dứt khi xảy ra những sự kiện pháp lý nhất định. Hoạt động ủy quyền khiếu nại chấm dứt khi:

  • Một là; thời hạn ủy quyền khiếu nại đã hết hoặc công việc khiếu nại đã được hoàn thành.
  • Hai là; người ủy quyền khiếu nại hủy bỏ việc ủy quyền khiếu nại hoặc người được ủy quyền khiếu nại từ chối việc nhận ủy quyền. Trường hợp này quan hệ ủy quyền khiếu nại chấm dứt theo ý chí của các chủ thể khi xuất hiện điều kiện để các bên hủy bỏ ủy quyền hoặc từ chối việc nhận ủy quyền.
  • Ba là; người ủy quyền khiếu nại hoặc người nhận ủy quyền chết; bị tòa án hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

Khi hoạt động ủy quyền khiếu nại chấm dứt; mọi hậu quả pháp lý phát sinh do người được ủy quyền xác lập; thực hiện đều không có giá trị pháp lý đối với người đã ủy quyền khiếu nại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu giấy uỷ quyền khiếu nại mới nhất năm 2022“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Văn bản uỷ quyền khiếu nại gồm những nội dung gì?

Văn bản ủy quyền phải có những nội dung cơ bản dưới đây: 
– Ngày, tháng, năm uỷ quyền;
– Họ và tên, địa chỉ, Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước (ngày cấp, nơi cấp) của người khiếu nại;
– Họ và tên, địa chỉ, Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước (ngày cấp, nơi cấp) của người được ủy quyềnkhiếu nại;
– Nội dung ủy quyền khiếu nại;
– Chữ ký của người khiếu nại, chữ ký người được ủy quyềnkhiếu nại; chữ ký, xác nhận của bên chứng thực, công chứng.

Văn bản uỷ quyền khiếu nại có bắt buộc phải công chứng không?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại: “Việc ủy quyền phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng”. Giấy ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này và bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định, nếu không thực hiện thì văn bản đó sẽ không có giá trị pháp lý.

Người khiếu nại đang thực hiện khiếu nại mà bị chết thì giải quyết như thế nào?

Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết; mà quyền và nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật; thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi thực hiện quyền khiếu nại phải xuất trình giấy tờ để chứng minh. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế; thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế ; luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý; hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm