Mẫu Giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

bởi Hương Giang
Giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

Khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức ủy quyền cho doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của mình. Khi đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng hơn, quy mô kinh doanh cũng được mở rộng. Vậy theo quy định, Mẫu Giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa là mẫu nào? Thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa được thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để tiến hành thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết sau đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể:

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.”

Như vậy, việc ủy quyền sử dụng nhãn hiệu có thể hiểu là việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các chủ thể khác được sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi quyền sử dụng của mình trên một vùng lãnh thổ xác định và trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của các bên. Việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu được căn cứ dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Nói cách khác, để có thể tiến hành việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu hợp pháp cho mình.

Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để tiến hành thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa?

Thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hay còn gọi là thủ tục chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu như sau:

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữ công nghiệp nói chung, chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng.
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu)
  •  Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƯ ỦY QUYỀN

(V/v: Cho phép sử dụng nhãn hiệu)

Kính gửi:

– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;

– Qúy công ty …..;

– Qúy Khách hàng, Qúy đối tác của Công ty ……

Tôi/Chúng tôi là: ………………………………………………………………………………………………………

Căn cước công dân số:……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Hiện tại tôi/chúng tôi là chủ sở hữu của nhãn hiệu:“………………….” đã được đăng ký tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số ……… do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp ngày …/…./………. đối với nhóm sản phẩm: Nhóm ….  (Gửi kèm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).

Vừa qua, Tôi/Chúng tôi nhận được đề nghị của Quý Công ty về việc xin phép sử dụng nhãn hiệu này tại Việt Nam.

Nay, bằng Văn bản này Tôi/Chúng tôi đồng ý cho phép Quý Công ty được sử dụng nhãn hiệu “…………………”tại Việt Nam. Theo đó, Quý Công ty được phép: Gắn nhãn hiệu lên hàng hoá, dịch vụ, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá,  dịch vụ mang nhãn hiệu; sử dụng nhãn hiệu trong phần tên doanh nghiệp của Quý Công ty và các hoạt động khác (nếu có).

Tôi/Chúng tôi cam kết sẽ không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu “………………….”của Quý Công ty.

Trân trọng./.

Nơi nhận: Như trên;Lưu VT.Chủ sở hữu nhãn hiệu (Ký, ghi rõ họ tên)

Tải về mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

Thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

Thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hay còn gọi là thủ tục chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đăng ký nộp tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại các Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

+ Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót. Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng.

+ Nếu hồ sơ không có thiếu sót. Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận và ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Bước 3: Kết quả thực hiện thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ:

  • Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, hoặc:
  • Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Trả Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền cho Người nộp đơn.

Bước 4: Lệ phí làm thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: 120.000 đồng/đơn.
  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn
  • Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Phí dịch vụ đại diện: Theo quy định của công ty luật.
Giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa
Giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

Một số lưu ý khi làm thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng

  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Hợp đồng Li-xăng bao gồm 3 loại đó là hợp đồng Li-xăng độc quyền, hợp đồng Li-xăng không độc quyền và hợp đồng Li-xăng thứ cấp. Theo đó, hợp đồng Li-xăng độc quyền là hợp đồng mà theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi, thời hạn chuyển giao.

Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phân biệt rõ 3 loại hợp đồng để đưa ra quyết định chính xác, tránh việc nhầm lẫn gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp. Thêm vào đó, hợp đồng Li-xăng phải đảm bảo đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Hiệu lực của hợp đồng Li-xăng không phụ thuộc vào việc đăng ký giống như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu mà phát sinh dựa theo sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, hợp đồng Li-xăng chỉ có giá trị pháp lý với bên thứ nếu được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, khi thực hiện chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, các bên nên thực hiện việc đăng ký hợp đồng Li-xăng để tránh xảy ra tranh chấp

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Kết quả thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?

Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, hoặc:
Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Trả Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền cho Người nộp đơn.

Lệ phí làm thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu là bao nhiêu?

Lệ phí làm thủ tục ủy quyền sử dụng nhãn hiệu bao gồm:
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: 120.000 đồng/đơn.
Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn
Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Phí dịch vụ đại diện: Theo quy định của công ty luật.

Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là gì?

Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Khi chuyển nhượng nhãn hiệu mà chủ thể chuyển nhượng có tên thương mại giống với tên nhãn hiệu thì cần thay đổi cả tên thương mại mới có thể thực hiện được việc chuyển nhượng nhãn hiệu cho chủ thể khác. Nhằm tránh xung đột quyền sau khi chuyển nhượng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm