Mẹ chồng giữ vàng cưới không trả thì làm thế nào?

bởi NguyenTriet

Khi tổ chức đám cưới, những người có quan hệ huyết thống thân thiết với cô dâu, chú rể thường chọn tặng quà là vàng. Bởi dù sao thì đây cũng là một loại tài sản dễ cất giữ, dễ thanh khoản. Tài sản được tặng cho này được gọi là của hồi môn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cô dâu bị mẹ chồng giữ vàng của con dâu nhưng sau đó thì lại cố tình không trả. Trường hợp này cô dâu nên làm gì để đòi lại vàng của mình. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn

Của hồi môn là tài sản chung hay riêng?

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có quyền có tài sản riêng và tài sản riêng là tài sản được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân, được tặng cho, thừa kế riêng. Cụ thể tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình thì: 

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Từ đó cho thấy, việc được bố mẹ tặng vàng trong ngày cưới, nếu bố mẹ có nêu rõ là tặng riêng vợ/hoặc chồng thì đây là tài sản riêng của vợ chồng. Nếu thể hiện ý chí là cho cả hai vợ chồng thì đây được xem là tài sản chung của hai vợ chồng. 

Trên thực tế đã có nhiều tranh chấp xảy ra với của hồi môn khi vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn. Tranh chấp về tài sản của vợ chồng xảy ra nhưng không có sự thống nhất về của hồi môn là tài sản hcung hay tài sản riêng. Đa phần, được giải quyết dựa trên thỏa thuận của các bên được xem đó là tài sản chung hay riêng. 

Mẹ chồng giữ vàng cưới, đòi lại thế nào?

Việc sau đám cưới, có bố mẹ chồng muốn cất giữ vàng cho con dâu, cho vợ chồng xảy ra cũng rất nhiều nhất là đối với nhưng cặp vợ chồng còn quá trẻ, còn phải phụ thuộc nhiều vào bố mẹ chồng. Hành vi giữ hộ này đồng thời đã làm phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Như vậy, trong trường hợp này thì mẹ chồng là bên nhận giữ tài sản là vàng hồi môn của vợ chồng, còn vợ chồng là bên gửi giữ. Theo đó, Bên giữ tài sản phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ”.

Như vậy, việc mẹ chồng giữ tài sản của bạn mà không trả đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp này, hướng giải quyết là bạn có thể:

Thử thỏa thuận với mẹ chồng. Để tránh mất tình cảm thì biện pháp thỏa thuận luôn được ưu tiên đầu tiên. Đặc biệt là giữa những người trong gia đình với nhau.

Nếu bố mẹ tiếp tục không trả cho bạn thì tiếp theo bạn nên làm Đơn khởi kiện dân sự và nộp tại Tòa án nhân cấp huyện để đòi lại tài sản.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Tiền vàng được tặng trong đám cưới là tài sản chung hay riêng?

Câu hỏi thường gặp

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những gì?

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản nào?

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm