Mới đây trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip thương tâm được cho là xảy ra tại Thái Nguyên. Theo đó, trong lúc lên lái xe, người mẹ bỏ quên một bé trai 4 tuổi mà không hề hay biết. Điều đáng tiếc là bé trai đã chạy theo mẹ. Thật không may, chính chiếc xe của mẹ đã khiến bé trai tử vong. Sự việc gây xôn xao dư luận. Vậy hành vi Mẹ ruột vô ý giết chết con bị xử lý thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mẹ ruột vô ý giết chết con bị khép tội gì?
Người mẹ có hành vi vô ý gây ra hậu quả làm chết người.
Vô ý phạm tội do cẩu thả: Là việc người mẹ đã không thấy trước được rằng hành vi củ mình thực hiện có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Mặc dù điều kiện thực thế người thực hiện hành vi phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Do đó, người mẹ có thể bị khép tội vô ý làm chết người theo quy định tại điều 128 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Thế nào là vô ý làm chết người?
Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người do không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được, hoặc tuy biết hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người?
Mặt khách quan của tội phạm
Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.
Đối với tội vô ý làm chết người cần có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.
Mặt chủ quan của tội phạm
Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.
Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Chủ thể
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội vô ý làm chết người. Căn cứ theo các quy định của pháp luật thì chủ thể của tội vô ý làm chết người phải có độ tuổi từ đủ 16 trở lên.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Mẹ ruột vô ý giết chết con bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại điều 128 bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:
- Người nào vô ý làm chết người; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành nghề hoặc quy tắc hành chính quy định tại điều 129 bộ luật hình sự 2015:
- Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó; với một người bị tuyên tội danh về vô ý làm chết người có thể phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với tội danh vô ý làm chết người do thực hiện hành vi vi phạm quy tắc hành nghề, quy tắc hành chính thì sẽ bị xử phạt tù từ 01 đến 05 năm . Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các tình tiết giảm nhẹ
Theo Điều 51 BLHS năm 2015 quy định:
Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn nhận tội;
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng;……. và một số trường hợp khác theo quy định tại điều này.
Người phạm tội có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ nếu thuộc một trong các trường hợp trên. Quy định này thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Giải quyết vấn đề
Hành vi mẹ ruột vô ý giết con là hành vi gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội. Chỉ một phút sơ suất cũng gây ra hậu quả đáng tiếc. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý đến sự an toàn của con mình; để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Có thể bạn quan tâm
- Sử dụng ma tuý đá dẫn đến hành vi giết người bị xử lý như thế nào?
- Hành vi hủy hoại thủy sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
- Tội đe dọa giết người sẽ bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Mẹ ruột vô ý giết chết con bị xử lý thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
Tội phạm ít nghiêm trọng;
Tội phạm nghiêm trọng;
Tội phạm rất nghiêm trọng;
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Mức phạt tù đối với người dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 101 bộ luật hình sự
Khi thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 điều 123 bộ luật hình sự thì mức phạt tù tối đa đối với người dưới 16 tuổi là 12 năm tù.
Khi thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều 123 bộ luật hình sự thì mức phạt tù tối đa với người phạm tội dưới 16 tuổi là không quá một phần hai mức phạt tù khoản này quy định.
Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự:
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Như vậy, phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các tội do lỗi cố ý, đồng thời người phạm tội chưa đạt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.