Mở cửa xe gây tai nạn giao thông bị phạt thế nào?

bởi Luật Sư X

Mở cửa xe ô tô không khéo rất dễ để xảy ra tai nạn giao thông đối với những xe máy phía sau, họ có thể không kịp phản ứng, phanh gấp và gây tai nạn. Vậy trường hợp mở cửa xe để xảy ra tai nạn thì bị xử phạt thế nào?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Nguyên tắc giao thông

Người điều khiển phương tiện ô tô phải đảm bảo những điều kiện an toàn trước khi mở cửa xe, quy định này được cụ thể hóa trong Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

Do đó, nếu vi phạm nguyên tắc giao thông này sẽ bị xử phạt. Tùy từng mức độ nặng nhẹ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự,

2. Mức xử phạt

Phạt hành chính: là nghĩa vụ hành chính đối với nhà nước vì vi phạm luật giao thông đường bộ trong trường hợp vi phạm lỗi dẫn đến hậu quả chưa lớn và chưa đủ yếu tố cấu thành.

Với hành vi sử dụng lái xe trên vỉa hè sẽ bị xử phạt theo mức cụ thể tại Điểm g Khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

..

g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

Điều khiển xe ô tô mà mở cửa xe sẽ bị từ 300 – 400k. Ngoài ra sẽ bị tước bằng lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu vi phạm lỗi này mà để xảy ra tai nạn giao thông.

Xử lý hình sự: là nghĩa vụ đối với nhà nước vì vi phạm luật giao thông đường bộ trong trường hợp vi phạm lỗi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và đủ yếu tố cấu thành tội danh.

Khi hành vi mở cửa xe dẫn đến tai nạn, gây thiệt hại về người, tài sản ở mức độ nhất định sẽ bị khởi tố hình sự, cụ thể được quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

a) Làm chết người; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

Có thể thấy rằng, với lỗi giao thông gây thiệt hại làm chết người, một người thương tích với tỉ lệ 61% trở lên, gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng… sẽ đủ yếu tố cấu thành tội danh này.

Ngoài ra, dù là trách nhiệm hành chính hay hình sự thì chủ xe phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người bị thiệt hại. Người bị thiệt hạisẽ được bồi thường dân sự dựa trên các yếu tố Quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NĐ-HĐTP, cụ thể là:

  • Chi phí hợp lý để sửa chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe
  • Thu nhập thực tế bị giảm sút
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập của người chăm sóc 
  • Khoản bồi đắp tinh thần dó sức khỏe bị xâm phạm. Không quá 30 tháng lương tối thiểu.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm