Không phải bài hát nào cũng được phép sử dụng tùy tiện phát trực tiếp tại các địa điểm kinh doanh, trung tâm thương mại mà việc đó có thể phải trả phí cho người tạo ra sản phẩm. Việc trả phí dựa vào việc bài hát đó đã được đăng kí bảo hộ quyền tác giả hay chưa hoặc còn hiệu lực bảo hộ hay không. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc phát nhạc có bản quyền tại các trung tâm thương mại, địa điểm kinh doanh? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phát nhạc có bản quyền tại các trung tâm thương mại được hiểu như thế nào?
Trung tâm thương mại, có thể nói nó là một tòa nhà lớn; một loại mô hình tập trung kinh doanh hiện đại, tập trung các cửa hàng, thương hiệu với mục đích tổ chức hoạt động buôn bán, cung ứng dịch vụ,… hay cho thuê các hội trường, phòng họp, văn phòng. Bài hát là một sản phẩm trí tuệ, tài sản vô hình, việc trả phí là lẽ đương nhiên. Với mục đích cơ bản là tôn trọng công sức, thời gian, tiền bạc của người tạo ra tác phẩm đó.
Theo đó thì bản quyền âm nhạc là quyền của tác giả đã tạo ra bài hát sau khi đã đăng kí bảo hộ bản quyền, nôm na là tùy vào mục đích sử dụng phải được sự cho phép và có thu phí khi sử dụng bài hát. Việc các trung tâm thương mại sử dụng âm nhạc giúp môi trường mua sắm trở nên sôi động; tăng sức mua của khách hàng, quảng bá thương hiệu, tối đa hóa doanh thu. Tuy nhiên, một số địa điểm trung tâm thương mại không chú ý đến việc phát các bài hát, chỉ phát theo cảm hứng, bài nào đang nổi thì bật nhằm thu hút khách hàng; cạnh tranh với các khu vực khác mà không nắm rõ pháp luật về việc sử dụng các bài hát có bản quyền.
Ví dụ:
Bài hát “Hãy trao cho anh” là một bài hát của Sơn Tùng, trở thành hiện tượng mạng. Vì giai điệu bắt tai nên các cửa hàng; hoặc các trung tâm mua sắm bật bài hát này để thu hút khách hàng ghé thăm. Tuy nhiên đây là một bài hát đã đăng kí bản quyền. Nếu cơ quan chức năng kiểm tra mà không có giấy phép sẽ chịu phạt theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp sử dụng bài hát phải trả phí
Căn cứ Điều 26 luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. Quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không xin phép tác giả nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Cụ thể như sau:
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm (không áp dụng với tác phẩm điện ảnh) đã công bố. Để phát sóng có tài trợ, quảng cáo; hoặc thu tiền hoặc dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép.
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm (không áp dụng với tác phẩm điện ảnh) đã công bố. Để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo; hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép.
Theo đó, mức thù lao được quy định:
- Do các bên thoả thuận.
- Trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ; hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Xử phạt vi phạm phát nhạc có bản quyền
Căn cứ Điều 29 nghị định 131/2013/NĐ-CP. Tùy vào mức độ và hình thức vi phạm mà người vi phạm có thể chịu mức phạt cao nhất là 25.000.000 đồng. Khi không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Phạt tối đa 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố. Nhằm mục đích thương mại trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng, siêu thị.
- Phạt tối đa 15.000.000 đồng đối với hành vi Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại; để phát sóng thương mại trong lĩnh vực hàng không, giao thông công cộng; và các hoạt động kinh doanh thương mại khác.
- Phạt tối đa 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố. Nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số.
Như vậy, các bạn hãy tìm hiểu thật kĩ và có giấy phép quảng cáo đầy đủ. Trước khi phát bất kì bài hát nào đó trong khu vực thương mại để tránh các rủi ro pháp lí nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Một số lưu ý khi phát nhạc có bản quyền tại các trung tâm thương mại? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bản quyền âm nhạc là một hình thức bảo hộ tác phẩm của người sáng tác. Khi Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký tới cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc. Qua đó khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra. Đồng thời giúp ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc. Tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội; 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả. Tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Khi các nhạc sỹ, ca sỹ trong nước muốn dịch các nhạc phẩm trên thế giới ra tiếng Việt. Họ cần phải làm việc với chủ sở hữu tác phẩm gốc để đàm phán; ký kết hợp đồng dịch thuật.
Chỉ khi chủ sở hữu tác phẩm gốc đồng ý cho các ca sỹ; nhạc sỹ Việt Nam dịch ra tác phẩm ra tiếng Việt. Tác phẩm dịch mới trở thành hợp pháp; và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.