Tội phạm về ma túy không chỉ là hiện tượng tiêu cực trong xã hội của riêng một quốc gia nào mà đã trở thành một hiện tượng tiêu cực phổ biến toàn cầu. Ở Việt Nam, tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy cũng là một hiểm họa lớn cho toàn xã hội. Với những hình thức xảo quyệt bất chấp những quy định của pháp luật, nhiều người vẫn ngang nhiên mua bán sử dụng tàng trữ ma túy. Vậy nếu mua ma túy về sử dụng, trên đường về bị bắt thì sẽ phạm tội gì? Sau đây Luật Sư X sẽ chia sẻ về vấn đề này
Căn cứ pháp lý
- Thông tư liên tích số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
- Bộ luật hình sự 2015
- Nghị định số 167/2013/NĐ – CP
Nội dung tư vấn
Mua ma túy về sử dụng có bị phạt tù không ?
Hiện nay tình trạng những bạn trẻ sử dụng các chất kích thích đặc biệt là ma túy và ma túy tổng hợp ngày càng nhiều, đây là một tệ nạn vô cùng nghiêm trọng nó để lại những hậu quả không thể lường trước. Hành vi mua bán ma túy được quy định tại Mục II 3.3 Thông tư liên tích số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP như sau:
Mục II 3.3 Thông tư liên tích số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP về Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau:
- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác.
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có).
- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán…lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác.
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Như vậy có thể hiểu đơn giản rằng mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán, hoặc mua đi bán lại cho người khác nhằm mục đích sinh lợi. Do đó nếu bạn “mua ma túy về sử dụng” (đây là hành vi không nhằm mục đích sinh lợi nên sẽ không được xếp vào nhóm mua bán) do đó sẽ không cấu thành tội phạm của tội danh Điều 251 bộ luật hình sự 2015. (BLHS 2015).
Hơn nữa tội sử dụng trái phép chất ma túy đã được lược bỏ trong bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự 2015 HLPL 2017) . Nên xét riêng với hành vi này bạn hoàn toàn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên nếu bạn sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ – CP. Cụ thể như sau:
Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý;
b) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.
…
Có thể thấy rằng với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng thì có vẻ “nhẹ” và không có đủ sức răn đe khi các đối tượng sử dụng ma túy. Nhưng khi sử dụng ma túy nhưng chủ ý, có tổ chức hoặc cố tình rủ rê lôi kéo bạn bè mình sử dụng ma túy thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mua ma túy về sử dụng, trên đường về thì bị bắt phạm tội gì ?
Như phân tích ở trên nếu mua ma túy về không nhằm mục đích bán lại hay đổi, thanh toán hay tàng trữ nhằm bán trái phép chất ma túy cho người khác sẽ không cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy, nhưng bạn mua trên đường về thì bị bắt bạn có thể bị phạt tù.
Căn cứ vào Điều 249 BLHS 2015 : Tàng trữ trái phép chất ma túy”
1.Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
…
Kết hợp với Mục II Điều 3.1 và 3.2 Thông tư liên tích số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP:
3.1 Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.
3.2. “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
Như vậy hành vi để chất ma túy trong người để mang về sử dụng được xét vào hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nếu số lượng và tính chất đủ theo quy định tại Khoản 1 Điều 249 BLHS 2015.
Hy vọng bài viêt sẽ hữu ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi liên quan
Tương tự như những người khác sử dụng ma túy; tài xế sử dụng ma túy có thể đối với việc xử phạt hành chính nếu có sử dụng và phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vì việc sử dụng ma túy mà gây ra thiệt hại cho xã hội như: tai nạn giao thông,…
Hành vi cưỡng bức sử dụng ma túy có thể phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tù chung thân. Tuy nhiên, việc bị xử lý như thế nào còn tùy thuộc vào các hành vi của việc cưỡng bức sử dụng ma túy này. Giả sử trường hợp vì động cơ đê hèn mà cưỡng bức người khác sử dụng ma túy; người có hành vi cưỡng bức người khác sử dụng ma túy có thể phải đối mặt với hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Căn cứ Nghị định số 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, “cỏ Mỹ” không nằm trong danh mục này. Tuy nhiên, thành phần chính của “cỏ Mỹ” là XLR-11 thuộc danh mục chất cấm quy định tại Nghị định này nên cũng được xem là chất ma túy.