Xin chào Luật sư X. Tôi điều khiển xe o tô và bị cảnh sát giao thông lập biên bản lỗi đỗ xe trước cổng cơ quan nhà nước. Cho tôi hỏi quy định không được phép đỗ xe trước cổng cơ quan quy định ở đâu? Mức phạt lỗi đỗ xe trước cổng cơ quan Nghị định 100 như thế nào? Tôi có bị giữ giấy phép lái xe hay không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn và chia sẻ đến bạn quy định pháp luật có liên quan. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về dừng, đỗ xe.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”
Như vậy, theo quy định trên thì không được dừng, đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
Dừng, đỗ ô tô sai quy định phạt bao nhiêu?
Theo Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã phân rõ mức phạt đối với hành vi dừng đỗ xe ô tô như sau:
Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với các lỗi:
– Dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.
Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với các lỗi:
– Ô tô dừng, đỗ trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
– Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;
– Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;
– Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;
– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;
– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Phạt tiền từ 800.000 – 1 triệu đồng đối với các lỗi:
– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; Điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; Trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; Nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
– Đỗ xe: Không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; Đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; Đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với các lỗi:
– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
– Dừng xe, đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với các lỗi:
Mức phạt này được áp dụng đối với ô tô dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe.
Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với các lỗi:
Đây là mức phạt cao nhất với hành vi dừng xe, đỗ xe ô tô không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn điều khiển xe ô tô có đỗ xe trước cổng cơ quan Nhà nước và bị cảnh sát giao thông lập biên bản. Trong trường hợp này bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Dừng, đỗ xe sai quy định có bị tạm giữ Giấy phép lái xe?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ;”.
Như vậy, khi bạn vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe. Thời hạn tạm giữ bằng lái và các giấy tờ khác là 07 ngày từ ngày tạm giữ, trường hợp phức tạp không quá 30 ngày từ ngày tạm giữ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
- Quy định về nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mức phạt lỗi đỗ xe trước cổng cơ quan Nghị định 100”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi dừng xe, đỗ xe tại vị trí điểm dừng đón, trả khách của xe buýt sẽ bị xử phạt hành chính tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với trường hợp dừng xe và đỗ xe không sát lề đường được pháp luật quy định mức xử phạt như sau:
– Dừng xe không sát lề đường bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
– Đỗ xe không sát lề đường bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian; dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông; trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện; xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.