Hiện nay, tôi đang sinh sống ở một căn nhà nhỏ nằm phía trong một con ngõ. Hàng xóm tôi là hai vợ chồng mở một quán bún bò. Bà vợ là một người chăm chỉ làm ăn buôn bán, hiền lành với mọi người xung quanh thế nhưng ông chồng lại là một tên bợm rượu, suốt ngày cờ bạc rượu chè. Nhưng tệ hơn là hắn ta luôn đánh đập bà vợ mỗi khi hắn quá chén hoặc thua cờ bạc. Tôi rất bất bình với hành vi bạo lực và hành hạ người khác của hắn ta. Vậy theo quy định tội hành hạ người khác có bị xử phạt hay không? Mức phạt mới nhất Tội hành hạ người khác được pháp luật quy định như thế nào? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tội hành hạ người khác bị xử lý thế nào?
Theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người có hành vi hành hạ người khác có thể bị xử lý như sau:
Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự (Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên.
Như vậy, người phạm tội hành hạ người khác có thể bị phạt cao nhất lên đến 3 năm tù giam.
Tội hành hạ người khác có khác gì tội hành hạ ông bà, cha mẹ?
Điều 140 Bộ luật Hình sự quy định tội hành hạ người khác là người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự, bao gồm:
Đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
– Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
* Theo quy định nêu trên, tội hành hạ người khác được cấu thành khi có các yếu tố:
– Đối xử tàn ác hoặc làm nhục;
– Nạn nhân là người lệ thuộc vào người phạm tội;
– Không có quan hệ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu nuôi dưỡng lẫn nhau.
Nếu người phạm tội và nạn nhân có các quan hệ nêu trên sẽ có thể cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Phân biệt tội hành hạ người khác và tội bức tử
Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là các tội danh mà các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do danh dự của người khác. Đều có hành vi khách quan là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình. Và là hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai tội danh này đều được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý. Vì có nhiều điểm giống nhau nên khi hành vi được xác lập đôi khi sẽ khiến ta nhầm lẫn giữa hai tội danh này. Vậy làm sao để phân định hai loại tội phạm này.
Điều 130 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội bức tử
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
Điều 140 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội hành hạ người khác
“1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.”
Điểm phân biệt 2 tội danh này nằm ở quan hệ nhân quả và hậu quả của hành vi
– Tội bức tử:
+ Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp ngược đãi hoặc làm nhục người đó.
+ Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là người phạm tội tự sát, tức là, ,nạn nhân, có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống sông, đâm vào bụng, bắn vào đầu v.v…
+ Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội phạm này
+ Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người
– Tội hành hạ người khác
+ Không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát
Ngoài ra, Nạn nhân của tội bức tử là những người lệ thuộc người phạm tội. Nạn nhân của tội làm nhục người khác là người lệ thuộc ngoài ông bà cha mẹ con cháu, hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tôi.
Kết luận: Khi một người có hành vi đối xử tàn ác, làm nhục người lệ thuộc mình, căn cứ vào hậu quả xảy ra để xác định tội danh. Nếu hậu quả dẫn đến việc người lệ thuộc tự sát thì cấu thành tội bức tử.
Lưu ý:
+ Trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội phạm này mà cấu thành này
+ Trường hợp có hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mà nạn nhân không tự sát thì cấu thành tội Điều 185.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Vụ học sinh bị tát 231 cái vì nói tục: Khởi tố hành vi hành hạ người khác
- Tội hành hạ người khác có thể áp dụng hình phạt gì?
- Tội hành hạ người khác, phạt thế nào?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức phạt mới nhất Tội hành hạ người khác“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
– Phạt cải tạo không giam giữ;
– Phạt tù có thời hạn.
– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
– Đối với 02 người trở lên.
Tội hành hạ người khác có thể hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc dùng lời nói nhằm đối xử tàn ác hoặc làm nhục đối với người lệ thuộc mình do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.