Xin chào Luật sư. Em là sinh viên năm 2, khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Em đang được học về phần tội phạm ở phần pháp luật Hình sự và em thấy rất hứng thú đối với phần đó. Trong quá trình học, em có một số thắc mắc như sau: Ngày lễ, tết phạm nhân có được miễn lao động không? Cảm ơn Luật sư. Rất mong được hồi đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật thi hành án Hình sự năm 2019
Phạm nhân là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án Hình sự 2019 có quy định về khái niệm phạm nhân được hiểu là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân dưới bản án của cơ quan có thẩm quyền là Tòa án nhân dân các cấp ra Quyết định.
Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật thi hành án Hình sự năm 2019 quy định:
Quyền của phạm nhân
a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
d) Được lao động, học tập, học nghề;
đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
Nghĩa vụ của phạm nhân
a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khácthì phải bồi thường.
Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Ngày lễ, tết phạm nhân có được miễn lao động không?
Tại Khoản 1 Điều 32 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định:
Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân
Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam.Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
Theo quy định nêu trên thì phạm nhân sẽ được miễn lao động vào ngày chủ nhật và các ngày lễ tết. Bên cạnh đó, giờ lao động của phạm nhân cũng không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 5 ngày trong 1 tuần. Trường hợp làm thêm giờ hoặc làm trong những ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền hoặc hiện vật.
Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 48 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định:
1. Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.
3. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Bếp ăn cho phạm nhân được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 2 và khoản 3 Điều 30 của Luật này. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 m2. Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 m2.
Có thể bạn quan tâm
- Phạm nhân có phải lao động ngày chủ nhật hay không?
- Tại sao Việt Nam lại không tử hình phạm nhân bằng lá ngón mới nhất?
- Hiệu lực của bản án phúc thẩm hình sự là bao lâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ngày lễ, tết phạm nhân có được miễn lao động không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về Thủ tục tặng cho nhà đất, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2019 quy định: Phạm nhân được cấp quần áo theo mẫu thống nhất, khăn mặt, chăn, chiếu, màn, dép, mũ hoặc nón, xà phòng, kem và bàn chải đánh răng; phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ. Phạm nhân tham gia lao động được cấp thêm quần áo để lao động và căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể được cấp dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết.
Chế độ liên lạc của phạm nhân được quy định như sau:
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.
Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
c) Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.