Chuyện danh hài Hoài Linh để “quên” số tiền quyên góp hơn 13 tỉ đồng trong tài khoản đang gây xôn xao trong dư luận. Trên thực tế, số tiền đó do Hoài Linh vận động quyên góp. Lẽ ra phải được trao đến đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng do bão lũ vào 6 tháng trước. Vậy nghệ sĩ “quên” chuyển tiền từ thiện có bị xử phạt không? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề này.
Nghệ sĩ Hoài Linh “quên” chuyển tiền từ thiện và phản ứng của dư luận
Mới đây, vô vàn ý kiến trái chiều đã “bùng nổ” trên mạng xã hội khi Hoài Linh chính thức lên tiếng về số tiền quyên góp hơn 13 tỷ đồng.
Theo đó, NSƯT Hoài Linh đã xin lỗi vì sự chậm trễ và cho hay: “Tôi là người của công chúng, cần phải làm gương, không thể tập trung đông người… Mọi người hãy tin vào sự minh bạch của tôi. Cho đến thời điểm này thì số tiền quyên góp không phải là hơn 13 tỷ đồng mà chính xác là hơn 14,67 tỷ đồng. Tôi sẽ thực hiện sứ mệnh này và có các chứng từ, giấy xác nhận của địa phương nơi đoàn từ thiện của tôi đến trao. Bởi lẽ, khi tiến hành đi trao số tiền này, tôi đều phải thông qua chính quyền địa phương; có sự xác nhận của địa phương khi tiếp nhận số tiền giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả sau thiên tai…”.
Sau những lời đính chính đó, làn sóng dư luận lại gây tranh cãi “chín người mười ý”. Phần lớn ý kiến khán giả đều tỏ ra vô cùng thất vọng khi Hoài Linh giữ im lặng trong suốt thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến chỉ trích cũng nhận được nhiều đồng tình. Nam nghệ sĩ không công khai ngay từ đầu mà đợi đến khi khán giả thắc mắc mới giải thích.
Song song đó, nhiều fan của vị nghệ sĩ gạo cội này vẫn bày tỏ sự tin tưởng thần tượng. Dịch bệnh, công việc quá bận rộn nên chưa thể kịp thời mang tiền từ thiện cứu trợ đồng bào miền Trung. Tuy nhiên, một cái nhìn khách quan cho thấy. Dù động viên Hoài Linh nhưng đa số đều khó thông cảm trước vụ việc này.
“Quên” chuyển tiền từ thiện có trái luật?
Trước vụ việc xảy ra vừa qua của nghệ sĩ Hoài Linh. Dư luận quan tâm hơn cả đến những điều chỉnh về mặt pháp lý. Vậy theo pháp luật hiện hành, vấn đề này được điều chỉnh như thế nào? Nghị định 64/2008 đã nêu ra những quy định xoay quanh vấn đề về vận động, tiếp nhận, phân phối; sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện; nhằm hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn; sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ
Căn cứ tại Điều 5 của Nghị định 64/2008. Các đối tượng, chủ thể có quyền được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ. Theo quy định của pháp luật gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; báo, đài của trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định. Các tổ chức, đơn vị ở trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.
Đồng thời, điều luật này còn quy định ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên. Không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ.
“Quên” chuyển tiền từ thiện vi phạm thời gian phân phối tiền, hàng cứu trợ
Căn cứ thực tiễn cho thấy. Nghệ sĩ Hoài Linh đã có dấu hiệu vi phạm vào quy định tại Điều 7 của Nghị định 64/2008. Cụ thể, điều luật quy định việc vận động, tiếp nhận, phân phối; sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân; khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Thời gian phân phối tiền, hàng cứu trợ được thực hiện ngay trong quá trình vận động đóng góp. Kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày. Kể từ ngày kết thúc thời gian vận động đóng góp.
Nghệ sĩ Hoài Linh đã vận động quyên góp, hỗ trợ đồng bào miền Trung từ đợt lũ tháng 10/2020. Dẫu vậy, đến nay đã gần 6 tháng. Số tiền đó vẫn nằm trong tài khoản, bị nam danh hài “quên” chuyển tiền từ thiện.
Xử lý vi phạm khi “quên” chuyển tiền từ thiện
Tại Điều 21 Nghị định 64/2008 đã quy định về việc xử lý vi phạm đối với sự việc “quên” chuyển tiền từ thiện. Trong đó, nếu các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý; phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Hoài Linh đứng ra kêu gọi tiền cứu trợ với tư cách là cá nhân. Không phải là đối tượng điều chỉnh của Nghị định 64/2008. Nghị định này chỉ điều chỉnh việc tổ chức, vận động, tiếp nhận, phân phối; sử dụng các nguồn đóng góp của các cá nhân trong và ngoài nước trong các quỹ được nhà nước quy định. Còn cá nhân ủy thác việc gửi tiền, vật phẩm cho người khác đi làm từ thiện. Quy định này không thể áp dụng. Do đó, chưa đủ cơ sở để khẳng định ông Hoài Linh vi phạm theo Điều 7 của Nghị định 64/2008.
Nghệ sĩ Hoài Linh có thể sẽ phải đối mặt với Tòa án
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh vấn đề cá nhân vận động đóng góp; tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ. Luật hiện nay không điều chỉnh và đây là quan hệ dân sự. Tuy nhiên, nếu không bị điều chỉnh bởi Nghị định 64/2008. Nghệ sĩ Hoài Linh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình.
Khi đứng ra kêu gọi quyên góp. Nam danh hài phải có trách nhiệm chuyển khoản tiền được các cá nhân, tổ chức; các nhà hảo tâm ủng hộ đến người dân đang gặp khó khăn. Hoài Linh đã vi phạm thỏa thuận với những người làm từ thiện. Qua đó, họ có quyền khởi kiện Hoài Linh để đòi số tiền này lại và yêu cầu kèm theo lãi suất.
Trường hợp Hoài Linh giữ số tiền này vì mục đích tư lợi cá nhân. Ông có thể bị khởi tố theo Điều 174 Bộ luật Hình sự. Điều Luật này quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Để làm rõ vấn đề này, cơ quan có thẩm quyền cần điều tra; xác minh làm rõ động cơ, mục đích, hành vi của Hoài Linh. Qua đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết sau:
- Kết hôn khi còn nhỏ, góc nhìn từ pháp luật Mỹ liệu còn quá hở?
- Ly hôn do bạo lực gia đình gia tăng dưới tác động của dịch Covid-19
- Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quy định giải đáp về vấn đề nghệ sĩ “quên” chuyển tiền từ thiện có bị xử phạt không? Những khó khăn vướng mắc về vấn đề liên quan đến hồ sơ, thủ tục, cũng như các khó khăn về các vấn đề pháp lý có liên quan.
Quý khách hãy liên hệ ngay với Luật Sư X để có thể được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất qua hotline: 0833 102 102
Trân trọng!
Câu hỏi thường gặp
– Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo.
– Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp.
– Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.
Chi phí phát sinh trong việc vận động đóng góp, tiếp nhận, vận chuyển hàng cứu trợ, chuyển tiền giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng bằng nguồn kinh phí của đơn vị, ngân sách nhà nước không chi trả.
Thời gian phát động cuộc vận động chậm nhất sau 3 ngày, kể từ ngày thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra.
– Thời gian vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ ở cấp trung ương, cấp tỉnh kéo dài không quá 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động đóng góp.
– Thời gian vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ ở cấp huyện và các tổ chức, đơn vị khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép, kéo dài không quá 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu cuộc vận động đóng góp.