Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014

bởi Hương Giang
Nghị định 1232015NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch

Hộ tịch là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những quy định liên quan đến vấn đề này. Ngoài văn bản Luật hộ tịch, các nhà lập pháp đã ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn luật hộ tịch để giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung các điều khoản trong văn bản. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch gồm mấy chương và mấy điều? Nội dung cơ bản của Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch gồm những vấn đề gì? Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch có hiệu lực khi nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch có hiệu lực khi nào?

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. 

Số ký hiệu123/2015/NĐ-CP
Ngày ban hành15-11-2015
Ngày có hiệu lực01-01-2016
Loại văn bảnNghị định
Cơ quan ban hànhChính phủ
Người kýNguyễn Tấn Dũng
Trích yếuQuy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch gồm mấy chương và mấy điều?

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch gồm 5 chương và 45 điều. Cụ thể:

Chương 1 trình bày những quy định chung

Chương 2 quy định về đăng ký hộ tịch, quản lý, sử dụng sổ hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp

Chương 3 quy định về đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Chương 4 quy định về đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chương 5 quy định về điều khoản thi hành

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao gồm những vấn đề sau:

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn chuyển tiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử tại khu vực biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách và một số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Nội dung cơ bản của Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch

Về nội dung khai sinh

Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Về vấn đề đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam; việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con khi đăng ký khai sinh, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.

Nghị định 1232015NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch
Nghị định 1232015NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch

Về vấn đề đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh thực hiện việc đăng ký khai sinh cho người Việt Nam định cư tại nước ngoàichưa đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có ghi nơi sinh tại Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh, văn bản cam đoan về việc chưa đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

Trình tự giải quyết, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Về giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh

Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ; bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam; trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.

Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch còn hiệu lực không?

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch đã hết hiệu lực một phần.

Theo đó, vào ngày 28/5/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, có hiệu lực từ ngày 16/7/2020 và thay thế Thông tư số 15/2015/TT-BTP.

Về cơ bản Thông tư 04/2020/TT-BTP kế thừa quy định hiện hành của Thông tư 15/2015/TT-BTP về hướng dẫn Luật Hộ tịch, chỉ bổ sung thêm trường hợp:

  • Bổ sung thêm trường hợp ủy quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
  • Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. Thông tư 04 bỏ quy định phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.

Tải về nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch

Bạn có thể xem trước Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch và tải về tại đây:

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh gồm những gì?

1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hộ tịch?

Tại khoản 4 Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 quy định: “Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.”

Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định thế nào?

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm