Nghị định 134 xử phạt điện lực có nội dung gì?

bởi Cẩm Tú
Nghị định 134 xử phạt điện lực có nội dung gì?

Xin chào Luật sư. Gần đây, xã tôi tuyên truyền sử dụng hợp lý điện và nghiệm cấm các hành vi vi phạm về điện lực. Tôi không rõ về các quy định về điện lực lắm. Tôi có tìm thấy Nghị định 134 về xử phạt điện lực nhưng không quá hiểu. Mong Luật sư làm rõ giúp tôi, Nghị định 134 xử phạt điện lực có nội dung gì? Xin cảm ơn Luật sư.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Thuộc tính văn bản Nghị định 134 xử phạt điện lực

Ban đầu, Nghị định 134 xử phạt điện lực có tên Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tên Nghị định này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022 thành:

Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Số hiệu:134/2013/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:17/10/2013Ngày hiệu lực:01/12/2013
Ngày công báo:01/11/2013Số công báo:Từ số 715 đến số 716
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản Nghị định 134 xử phạt điện lực

Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mà không phải là tội phạm, bao gồm:

1. Vi phạm trong lĩnh vực điện lực

a) Quy định về giấy phép hoạt động điện lực;

b) Quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện;

c) Quy định về hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;

d) Quy định về hoạt động bán buôn điện, bán lẻ điện;

đ) Quy định về sử dụng điện;

e) Quy định về an toàn điện;

g) Quy định về điều độ hệ thống điện;

h) Quy định về thị trường điện lực.

2. Vi phạm trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện

a) Quy định về quản lý vận hành đập thủy điện;

b) Quy định về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du;

c) Quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện.

3. Vi phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

a) Quy định về kiểm toán năng lượng;

b) Quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp;

c) Quy định về quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;

d) Quy định về nhãn năng lượng trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng;

đ) Quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

Nội dung cơ bản Nghị định 134/2013/NĐ-CP

Nghị định 134 xử phạt điện lực có nội dung gì?
Nghị định 134 xử phạt điện lực có nội dung gì?

Ngày 17 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo đó, mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực; Mức phạt tiền trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức; công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện; Mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền Đơn vị điện lực từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực được cấp phép với cơ quan cấp giấy phép theo quy định.
Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở; Không báo cáo với cơ quan cấp giấy phép chậm nhất 60 ngày trước khi ngừng hoạt động điện lực trong trường hợp Giấy phép hoạt động điện lực còn thời hạn sử dụng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi công công trình điện. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lắp đặt, sửa chữa, di dời công trình điện mà không thỏa thuận với chủ tài sản công trình điện hoặc đơn vị quản lý, vận hành công trình điện; Tự ý lắp đặt hệ thống đường dây, trạm điện, các thiết bị điện ngoài phạm vi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phạt tiền Đơn vị phát điện từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp các thông tin về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của nhà máy điện và các thông tin có liên quan đến hoạt động phát điện khi có yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực hoặc Cơ quan điều tiết điện lực.
Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về khả năng mang tải, chế độ vận hành lưới truyền tải điện, độ dự phòng của trang thiết bị và các thông tin có liên quan đến hoạt động truyền tải điện khi có yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực hoặc Cơ quan điều tiết điện lực.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tháo, lắp thiết bị đo đếm trên lưới điện khi không được giao nhiệm vụ; Không có biên bản treo tháo khi lắp đặt, thay thế thiết bị đo đếm điện; Không có thẻ nghiệp vụ mà hiệu chỉnh thiết bị đo đếm trên lưới điện; Không có Giấy chứng nhận kiểm định hoặc tem kiểm định hoặc dấu kiểm định khi kiểm định thiết bị đo đếm điện; Không nghiệm thu đúng thời hạn quy định sau khi lắp đặt, thay thế, sửa chữa hoặc hiệu chỉnh thiết bị đo đếm điện.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị điện lực có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp ngân sách Nhà nước số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; khôi phục lại tình trạng ban đầu; thay thế, lắp đặt các vật tư, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại.

Tải xuống Nghị định 134 xử phạt điện lực

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghị định 134 xử phạt điện lực có nội dung gì?” . Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam; thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến; dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ; thông báo giải thể công ty cổ phần; tra cứu quy hoạch xây dựng… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm các quy định về sử dụng điện thuộc thẩm quyền xử phạt của ai?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng điện:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.

Nguời cho thuê nhà thu tiền điện của nguời thuê nhà cao hơn giá quy định bị phạt như thế nào?

Nguời cho thuê nhà thu tiền điện của nguời thuê nhà cao hơn giá quy định thì sẽ bị phạt tiền:
+ Từ 7-10 triệu đồng khi mua điện theo giá bán lẻ để phục vụ sinh họat.
+ Từ 10-15 triệu đồng khi mua điện theo giá bán lẻ để phục vụ mục đích kinh doanh, sản xuất.

Điểm mới của Nghị định 134 xử phạt điện lực so với các văn bản trước đó?

Nghị định 134/2013/NĐ-CP còn quy định về việc tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm về giấy phép hoạt động điện lực so với các quy đinh về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện tại Nghị định 68/2010/NĐ-CP .
Thêm vào đó, Nghị định còn tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm của UBND các cấp trong lĩnh vực  sử dụng năng luợng tiết kiệm và hiệu quả, cụ thể:
+ Cấp huyện: 100 triệu đồng
+ Cấp tỉnh: 200 triệu đồng


5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm