Thời gian vừa qua Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong Nghị quyết, đưa ra hàng loạt định hướng mới trong quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có quy định bỏ khung giá đất nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Vậy khi xây dựng khung giá đất sẽ phải dựa trên căn cứ nào? Việc xây dựng khung giá đất cần đảm bảo những nội dung nào… Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết về vấn đề này tại nội dung bài viết Nghị định 18 bỏ khung giá đất dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Khung giá đất là gì?
Khung giá đất có thể được hiểu là các quy định của Chính phủ xác định giá đất từ tối thiểu đến tối đa cho từng loại đất cụ thể và là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh làm căn cứ xây dựng và công bố bảng giá đất ở từng địa phương áp dụng.
Căn cứ vào đâu để xây dựng khung giá đất?
Theo Điều 6 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xây dựng khung giá đất
Việc xây dựng khung giá đất phải căn cứ vào nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai, phương pháp định giá đất quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định này; kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.
Theo đó, việc xây dựng khung giá đất phải căn cứ vào những yếu tố sau:
– Nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 Luật Đất đai 2013:
Nguyên tắc, phương pháp định giá đất
1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
b) Theo thời hạn sử dụng đất;
c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
2. Chính phủ quy định phương pháp định giá đất.
– Phương pháp định giá đất quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Phương pháp định giá đất
1. Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.
2. Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).
3. Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.
4. Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ
…
– Kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường;
– Các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.
Xây dựng khung giá đất cần đảm bảo những nội dung nào?
Theo Điều 7 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung khung giá đất
1. Quy định mức giá tối thiểu, tối đa đối với các loại đất sau đây:
a) Nhóm đất nông nghiệp:
– Khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Khung giá đất trồng cây lâu năm;
– Khung giá đất rừng sản xuất;
– Khung giá đất nuôi trồng thủy sản;
– Khung giá đất làm muối.
b) Nhóm đất phi nông nghiệp:
– Khung giá đất ở tại nông thôn;
– Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
– Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
– Khung giá đất ở tại đô thị;
– Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
– Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.
2. Khung giá đất được quy định theo các vùng kinh tế, loại đô thị sau đây:
a) Vùng kinh tế gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc quy định khung giá đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp tại nông thôn của mỗi vùng kinh tế được xác định theo 3 loại xã đồng bằng, trung du, miền núi.
b) Các loại đô thị gồm: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.
Việc quy định khung giá đất phi nông nghiệp tại đô thị được xác định theo vùng kinh tế và loại đô thị.
3. Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại địa phương.
Theo đó, xây dựng khung giá đất cần đảm bảo những nội dung được quy định nêu trên.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng khung giá đất bao nhiêu năm một lần?
Theo Điều 8 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng khung giá đất
1. Trình tự xây dựng khung giá đất thực hiện theo quy định sau đây:
a) Xác định loại đất, vùng kinh tế, loại đô thị trong xây dựng khung giá đất;
b) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
c) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành;
d) Xây dựng khung giá đất và Tờ trình về việc ban hành khung giá đất;
đ) Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo khung giá đất;
e) Thẩm định dự thảo khung giá đất;
g) Hoàn thiện khung giá đất trình Chính phủ ban hành.
2. Hồ sơ xây dựng khung giá đất trình Chính phủ ban hành bao gồm:
a) Tờ trình về việc ban hành khung giá đất;
b) Dự thảo khung giá đất;
c) Báo cáo thuyết minh xây dựng khung giá đất;
d) Văn bản thẩm định khung giá đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định khung giá đất.
Theo đó, căn cứ trên quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần.
Trình tự xây dựng khung giá đất thực hiện theo quy định sau đây:
Bước 1: Xác định loại đất, vùng kinh tế, loại đô thị trong xây dựng khung giá đất;
Bước 2: Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
Bước 3: Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành;
Bước 4: Xây dựng khung giá đất và Tờ trình về việc ban hành khung giá đất;
Bước 5: Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo khung giá đất;
Bước 6: Thẩm định dự thảo khung giá đất;
Bước 6: Hoàn thiện khung giá đất trình Chính phủ ban hành.
Hồ sơ xây dựng khung giá đất trình Chính phủ ban hành bao gồm:
– Tờ trình về việc ban hành khung giá đất;
– Dự thảo khung giá đất;
– Báo cáo thuyết minh xây dựng khung giá đất;
– Văn bản thẩm định khung giá đất.
Tải xuống Nghị định 18 bỏ khung giá đất
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Nghị định 18 bỏ khung giá đất năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mức bồi thường khi bị thu hồi đất hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian >180 ngày.
Giá đất theo thị trường: Hiện nay Nhà nước không quy định về vấn đề này, giá đất theo thị trường là giá đất hình thành qua các hoạt động của thị trường, không phụ thuộc vào giá Nhà nước như giá do các bên thỏa thuận trong các giao dịch như chuyển nhượng, cho thuê….
Đền bù đất đai giải phóng mặt bằng là hình thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, sử dụng dụng cho các công trình công cộng,…
Quy định đền bù giải phóng mặt bằng được pháp luật áp dụng đối với mọi chủ thể đang sử dụng đất, bao gồm cả các cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức trong nước, lẫn người Việt Nam đã và đang định cư ở nước ngoài bị Nhà nước thu hồi đất.
Để được Nhà nước đền bù thiệt hại thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị thu hồi phải đáp ứng đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Về khung giá đền bù đất đai sẽ được tính như sau:
Giá đất bồi thường = Mức giá đất * Diện tích đất bị thu hồi