Mỗi người sinh ra đều có giới tính riêng, nhưng thực tế là nhiều người cần đến sự can thiệp của y học để xác định giới tính của mình. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, quyền chuyển đổi giới tính được ghi nhận là quyền nhân thân của một người. Hiện nay về việc xác định giới tính được pháp luật quy định chi tiết trong Nghị định số 88/2008/NĐ-CP. Mời bạn đọc tham khảo vài tải xuống trong bài viết “Nghị định số 88/2008/nđ-cp xác định lại giới tính có gì nổi bật?” dưới đây nhé!
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 88/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng | |
Ngày ban hành: | 05/08/2008 | Ngày hiệu lực: | 24/08/2008 | |
Ngày công báo: | 09/08/2008 | Số công báo: | Từ số 445 đến số 446 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nghị định số 88/2008/nđ-cp xác định lại giới tính có gì nổi bật?
Theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ban hành ngày 05/2008/NĐ-CP, Chính phủ quy định: việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, tức là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính.
Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính. Các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính phải được giữ bí mật.
Nghiêm cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính; cấm tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác; cấm phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính và cấm thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Có 3 tiêu chuẩn y tế để xác định lại giới tính, gồm: Nam lưỡng giới giả nữ; nữ lưỡng giới giả nam và lưỡng giới thật.
Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người này có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất.
Sau khi đã xác định lại giới tính, người được can thiệp y tế sẽ được cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy chứng nhận y tế và là căn cứ để đăng ký hộ tịch.
Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám, chữa bệnh để được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế.
UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Thủ tục xác định lại giới tính
Theo quy định tại Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính thì trình tự, thủ tục xác định lại giới tính như sau:
Bước 1: Đề nghị xác định lại giới tính
Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 2: Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính:
Khám lâm sàng:
- Ngoại hình;
- Bộ phận sinh dục ngoài và trong
- Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.
Khám cận lâm sàng: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau:
- Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ;
- Xét nghiệm nội tiết tố;
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính;
- Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.
Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.
Điều trị xác định lại giới tính:
- Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.
Bước 3. Cấp giấy chứng nhận y tế
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định sau khi đã xác định lại giới tính cho người đã được can thiệp y tế.
Bước 4. Đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Căn cứ để đăng ký hộ tịch: Giấy chứng nhận y tế là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính.
- Trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
- Thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Những hành vi bị cấm khi xác định lại giới tính
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính thì nghiêm cấm những hành vi sau:
- Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.
- Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
- Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác.
- Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
Tải xuống Nghị định số 88/2008/nđ-cp
Mời bạn xem thêm:
- Nghị định 72/2019/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?
- Nghị định 216/2013/NĐ-CP hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư
- Quy định của Nghị định 59/2019 về chuyển đổi công tác như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định số 88/2008/nđ-cp xác định lại giới tính có gì nổi bật?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP thì bệnh viện được thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau:
Là bệnh viện công lập đa khoa, chuyên khoa ngoại, sản, nhi tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc bệnh viện tư nhân có khoa ngoại và khoa sản hoặc khoa nhi.
Được cấp có thẩm quyền phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn về can thiệp y tế để xác định lại giới tính.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính thì nguyên tắc khi xác định lại giới tính như sau:
Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.
Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.