Nghị định xử phạt chó thả rông như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Nghị định xử phạt chó thả rông hiện hành

Hành vi thả rông chó, vật nuôi gây tai nạn cho người dân, chủ vật nuôi sẽ bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại, thậm chí có thể bị xử lý hình sự. Nghị định xử phạt chó thả rông hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Nghị định xử phạt chó thả rông hiện hành.

Theo quy định mới tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng đã tăng. Việc thả rông vật nuôi như chó, mèo… trong chung cư hay công viên có thể bị phạt đến 500.000 đồng.

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/12/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, tại điểm b, khoản 1, Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP này quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng.

Trong khi trước đây, mức phạt quy định với hành vi này chỉ là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng theo Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Như vậy, theo quy định mới, mức phạt với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng đã tăng. Việc thả rông vật nuôi như chó, mèo… trong chung cư hay công viên có thể bị phạt đến 500.000 đồng.

Nghị định xử phạt chó thả rông hiện hành
Nghị định xử phạt chó thả rông hiện hành

Ngoài ra, Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 cũng được áp dụng với các vi phạm khác như:

Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;

Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

Chó cắn chết người, chủ nuôi có bị xử lý hình sự?

Theo quy định của pháp luật, nếu chó nuôi cắn chết người, cơ quan chức năng cũng có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người tại Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 295 quy định về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy, khi để chó cắn người, chủ nuôi không chỉ bị phạt hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm nếu gây hậu quả chết người.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, khi chó cắn người đi đường thì chủ sở hữu là người phải đứng ra bồi thường. Ngoài ra, còn có một số trường hợp phải chịu trách nhiệm liên đới nếu:

– Chó bị người thứ ba chiếm hữu, sử dụng và cắn người trong thời gian này thì người thứ ba phải bồi thường. Nhưng nếu chủ sở hữu cũng có lỗi thì người này cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại.

– Chó bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà cắn người, gây thiệt hại thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái phép phải bồi thường.

Trộm chó bị xử lý hành chính như thế nào?

Con chó là vật nuôi nhưng đồng thời cũng là tài sản của người nuôi. Vì vậy trộm chó là một trong những hành vi trộm cắp tài sản.

Nếu giá trị của tài sản bị trộm cắp dưới 02 triệu đồng, chưa bị xử lý hành chính về hành vi trộm cắp tài sản, chưa bị kết án về một trong các tội chiếm đoạt tài sản thì bị phạt hành chính.

Mức phạt với hành vi trộm chó được áp dụng theo mức phạt của hành vi trộm cắp tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Như vậy, người trộm chó có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.

Đánh người trộm chó có vi phạm pháp luật?

Việc đánh người trộm chó cũng bị pháp luật xử lý.

Cụ thể, nếu đánh người trộm chó và gây thương tích dưới 11% thì sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nếu đánh người người trộm chó và gây thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: dùng hóa chất nguy hiểm, thực hiện với người dưới 16 tuổi, dùng hung khí nguy hiểm, … thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.

Trộm chó có thể bị đi tù không?

Không chỉ bị phạt hành chính, trong một số trường hợp, người trộm chó còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản.

Cụ thể, Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm tội mà người trộm chó có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền đến 50 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghị định xử phạt chó thả rông hiện hành”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp đảm bảo an toàn khi nuôi chó được quy định như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 quy định, chủ nuôi chó cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, đồng thời chủ vật nuôi cùng phải giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.
Các biện pháp bảo đảm an toàn hiện nay bao gồm:
– Đeo rọ mõm cho chó.
– Xích giữ chó khi ra đường.
– Một số biện pháp khác.

Chó thả rông cắn người, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm không?

Theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, khi súc vật gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu chính là người phải đứng ra bồi thường. Như vậy, khi chó cắn người đi đường thì chủ sở hữu là người phải đứng ra bồi thường.

Chủ vật nuôi đánh đập, hành hạ chó, mèo bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 14/2021/NĐ-CP, hành vi đánh đập; hành hạ tàn nhẫn chó, mèo bị phạt tới 03 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm