Ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân và gia đình

bởi NguyenTriet

Cuộc chia tay thế kỷ của cặp diễn viên Song-Song nổi tiếng không chỉ là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu tiên cho nhận định hôn nhân là nấm mồ của tình yêu. Bằng nhiều cách, nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đổ vỡ của một cuộc hôn nhân. Mà trong đó, ngoại tình là một lý do phổ biến. Vậy, theo luật hôn nhân và gia đình, thì liệu rằng, ngoại tình có vi phạm pháp luật hay không?  Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn

Ngoại tình là hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa thế nào là ngoại tình. Nhưng theo nghĩa thông thường, đây là hành vi mà vơ/chồng có quan hệ bất chính thể hiện qua việc có quan hệ tình dục, chung sống với người khác, có tình cảm qua lại với người thứ ba,…Dựa vào định nghĩa thông thường này, thì hành vi đó đã vi phạm 1 nguyên tắc thể hiện nghĩa vụ của vợ chồng. Cụ thể tại Điều 17  Luật hôn nhân và gia đình 2014.

“Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

  1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

Hơn nữa, Pháp luật không cấm người đã có vợ/chồng”quan hệ tình dục với người khác” nhưng lại cấm hành vi chung sống như vợ chồng với người đã có gia đình.

“Chung sống như vợ chồng”  là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Việc sống chung thể hiện một cách công khai hoặc không nhưng được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó. Hành vi này vi phạm nghĩa vụ “thủy chung” vốn có của hai bên, gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Cụ thể tại Luật hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: 

2. Cấm các hành vi sau đây:

…..

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy, rõ ràng, hành vi ngoại tình đã vi phạm quy định của Luật hôn nhân và đình.

Ngoại tình bị xử lý thế nào?

Như đã phân tích ở trên thì rõ ràng, ngoại tình có rất nhiều nghĩa để hiểu. Tuy nhiên, để bị truy cứu trách nhiệm hành chính/hình sự cho hành vi ngoại tình thì pháp luật đã thu hẹp rõ hơn. Bởi vậy, chỉ khi có những hành vi “ngoại tình” dưới đây thì vợ/chồng vi phạm mới bị xử phạt.

Cụ thể người Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ hoặc Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính. 

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;”

Cùng với hành vi trên nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng, hoặc tái phạm sau khi đã bị xử lý hành chính thì người “ngoại tình” sẽ bị xử lý hình sự. căn cứ theo Điề 147 Bộ luật hình sự 2015:

“Điều 147.  Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm…”

Hậu quả dẫn đến người ngoại tình phải chịu trách nhiệm đó là hành vi làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc tăng nặng Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Đảng viên ngoại tình bị xử lý thế nào theo pháp luật hiện nay?

Câu hỏi thường gặp

Mẹ vợ với con rể có được kết hôn với nhau không?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 và Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định mẹ vợ với con rể không được phép kết hôn với nhau.

Cha dượng với con riêng của vợ có được kết hôn không?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 và Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định cha dượng với con riêng của vợ không được phép kết hôn với nhau.

Muốn kết hôn phải đáp ứng những điều kiện gì?

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm