Căn cứ:
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về an toàn
Hình thức vận chuyển bằng xe ôtô là loại hình rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Và để đảm bảo hoạt động này diễn ra một cách an toàn và hiệu quả thì luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định trường hợp này như sau:
Điều 68. Vận chuyển hành khách bằng xe ô tô:
1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
…
b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
Từ quy định trên, có thể thấy hành vi chở hành khách trên mui, hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe là một trong những vi phạm pháp luật khi vận chuyển, chở hành khách thi tham gia giao thông.
2. Mức xử phạt theo quy định hiện hành
Đối với người điều khiển (tài xế) thì mức phạt sẽ là từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Mức phạt này quy định tại Khoản 6 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Nghị định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ôtô chở hành khách, ôtô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
b) Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoan trở hành lý của xe;
Như vậy dù là xe ô tô chở hành khách (kinh doanh vận tải) hay là ô tô chở người (không kinh doanh vận tải) thì người điều khiển xe vẫn sẽ bị xử phạt.
Đối với trường hợp nếu người ngồi trên xe ô tô là hành khách thì người này còn bị xử phạt theo điểm c Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Điều 32. Xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
c) Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoan chở hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không đảm bảo an toàn khi xe chạy.
Ở đây lưu ý là quy định phạt thêm đối với người ngồi trên mui xe chỉ áp dụng đối với trường hợp đó là hành khách ( Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền – Khoản 26 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008) mà thôi.
Còn với trường hợp nếu đó là người thân, bạn bè (xe không kinh doanh vận tải) thì sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của quy định này.
Như vậy tuỳ vào tính chất mức độ mà mức phạt và đối tượng xử phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì tốt nhất nên tuân thủ các quy định về an toàn. Bởi vì có nhiều trường hợp để trẻ em ngồi trên mui đã phát sinh ra các tình huống ngoài dự kiến và có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho các em.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Ngồi trên nóc xe ôtô khi lưu thông có bị phạt không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.