Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú năm 2006;
- Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Nội dung tư vấn
1. Đăng ký tạm trú là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì: “Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ”. Theo đó nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Có thể hiểu đơn giản đây là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân.
Việc đăng ký tạm trú có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân, cụ thể:
- Giúp cơ quan nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Đăng ký tạm trú vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của công dân để thực hiện một số thủ tục thuận tiện hơn.
2. Ngủ nhà bạn một đêm không phải đăng ký tạm trú nhưng phải đăng ký lưu trú!
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì phải đăng ký tạm trú trong trường hợp: “Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn”.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể khẳng định rằng trường hợp đến nhà bạn ngủ một đêm không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
Bên cạnh đó, Điều 31 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định về lưu trú và thông báo lưu trú như sau:
“Điều 31. Lưu trú và thông báo lưu trú 1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. 2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết. 3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. 4. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.”Như vậy, thông qua quy định của pháp luật về cư trú, có thể thấy trường hợp đến nhà bạn ngủ một đêm thì phải đăng ký lưu trú. Nếu không thông báo lưu trú, khi bị cơ quan có thẩm quyền kiêm tra, bạn của bạn có thể bị phạt 100.000 đến 300.000 đồng theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Ngủ nhà bạn một đêm có phải đăng ký tạm trú? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.