Người bị án treo có được đi làm không

bởi

Người phạm tội đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới xã hội và những người khác chắc chắn sẽ phải nhận bản án thích đáng của pháp luật. Trong đó hình phạt tù thường được tuyên đối với những người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng tùy theo tính chất của hành vi phạm tội tại từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người bị tuyên án phạt tù nhưng lại không phải ngồi tù vì được tòa án quyết định cho hưởng án treo. Khi được hưởng án treo thì người phạm tội được trở về hòa nhập với cộng đồng tuy nhiên vẫn bị hạn chế một số quyền nhất định. Vậy liệu rằng, người bị án treo có được đi làm hoặc quay lại làm công việc trước khi phạm tội hay không? Thông qua bài viết đưới đây Luật sư X xin giải đáp thắc mắc nêu trên.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Án treo là gì?

Là một chế định phổ biến trong pháp luật hình sự Việt Nam và đã được quy định từ rất lâu thông qua các Bộ luật hình sự. Tuy nhiên cho tới nay vẫn có rất nhiều người hiểu nhầm và không nhận ra được bản chất thực sự của án treo. Dựa trên những văn bản pháp luật hình sự đang có hiệu lực để có thể định nghĩa khái niệm án treo.

Cụ thể:Theo khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định: 

“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.

Theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP  ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treoquy định như sau: 

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.

Trên cơ sở các quan điểm trên, chúng ta có thể nhận ra khái niệm của án treo đó là: 

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá ba năm, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo họ là nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó”.

Quy định về thời gian thử thách án treo

Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo quy định như sau: 

“Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm”.

Như vậy, cách tính thời gian thử thách của người được hưởng án treo sẽ theo 3 trường hợp như sau:

  • Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử thách bằng 02 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm;
  • Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng  02 lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm;
  • Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian thử thách ngắn hơn mức được hướng dẫn tại các điểm 1 và b nêu trên, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Người bị án treo có được đi làm không?

Khi được hưởng án treo, người phạm tội sẽ không bị cách ly khỏi cộng đồng giống người phải chịu án phạt tù. Đối với những người không bị tạm giam, tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ được tiếp tục tại ngoại. Còn đối với những người bị cơ quan chức năng tạm giam, tạm giữ để phục vụ cho công tác điều tra thì khi được tuyên án treo người đó sẽ được quay trở về và tái hòa nhập với xã hội. Để sống ở ngoài, người đã phạm tội nhưng được hưởng án treo cũng có nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt. Vậy họ cần phải có tiền để phục vụ cho những mục đích như vậy. Hơn nữa, nhu cầu về lao động luôn là một nhu cầu chính đáng.

Vậy pháp luật có cho phép những người đã phạm tội được hưởng án treo đi làm?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, trong thời gian thử thách, tòa án giao người phạm tội được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là một hình phạt bổ sung nếu tòa án xét thấy trường hợp người phạm tội tiếp tục làm công việc đó có thể sẽ lại một lần nữa gây hại cho xã hội và cho người khác.

Vì vậy, nếu tòa án không áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo Điều 30 và Điều 36 Bộ luật Hình sự, thì về nguyên tắc người được hưởng án treo vẫn có quyền đảm nhiệm chức vụ hoặc làm bất cứ nghề gì phù hợp với khả năng của mình. Luật Thi hành án hình sự 2010 cũng quy định:

Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ của cán bộ, công chức, quân nhân, người lao động làm công ăn lương theo công việc mà mình đảm nhiệm.

Ngoài ra, pháp luật quy định trong thời gian thử thách người được hưởng án treo sẽ có những hạn chế về quyền công dân nhất định. Tuy không cấm nhưng cũng không quy định cụ thể trong thời gian thử thách người được hưởng án treo có được đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề cũ mà trước khi phạm tội họ đã đảm nhiệm.

Như vậy, không có quy định nào cấm người được hưởng án treo đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề trong thời gian thử thách. Nhưng trên thực tế, hầu như không cơ quan, tổ chức nào giao cho người được hưởng án treo làm việc như trước khi họ phạm tội, nhất là những người trước khi phạm tội họ giữ những chức vụ trong các cơ quan, tổ chức, dù trong bản án, tòa án không cấm họ hành nghề hoặc giữ các chức vụ.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Người đang hưởng án treo có được đi khỏi địa phương?

Câu hỏi thường gặp

Cấm cư trú là gì?

Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Cải tạo không giam giữ là gì?

Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Quản chế là gì?

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm