Người đang hưởng án treo có được đi khỏi địa phương?

bởi
Nhiều người phạm tội nhưng có tình tiết giảm nhẹ nên đã được hưởng án treo. Tuy nhiên, án treo không có nghĩa là thoát khỏi hình phạt mà người đó sẽ bị giám sát, đánh giá cuộc sống hàng ngày xem liệu có tiến bộ hay không. Một trong những yếu tố được quan tâm là người được hưởng án treo phải có mặt tại nơi cứ trú. Vậy người đang hưởng án treo có được đi khỏi địa phương hay không?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Luật thi hành án hình sự 2010
  • Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP
  • Thông tư 35/2014/TT-BCA
  • Nghị định 61/2000/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Án treo và những điều cần biết

Theo bộ luật hình sự 2015 (điều 65), thì án treo là một hình phạt dành cho người phạm tội. Theo đó, nếu có đủ các điều kiện sau thì người phạm tội sẽ được hưởng án treo:

  • Mức án cho hành vi không quá 3 năm
  • Người phạm tội có nhân thân tốt
  • Người phạm tội được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định

Người được hưởng án treo sẽ phải chịu sự giám sát, đánh giá của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc của chính quyền địa phương nơi sinh sống.

2. Người đang hưởng án treo tạm thời đi khỏi nơi cư trú

Người được hưởng án treo vẫn có thể đi khỏi địa phương nơi đang cư trú để thực hiện công việc cần thiết trong thời gian ngắn, tuy nhiên cần tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Luật thi hành án hình sự quy định:

Điều 64. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo

….

3. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.

Như vậy, việc đầu tiên người hưởng án treo cần làm khi đi khỏi nơi cư trú là khai báo tạm vắng. Ngoài ra, còn phải xin phép, báo cáo trực tiếp vơi cơ quan, đơn vị đang quản lý mình (điều 4 nghị định 61/2000/NĐ-CP):

Điều 4. Người được hưởng án treo có nghĩa vụ:

7. Trong trường hợp người được hưởng án treo đi ra khỏi nơi cư trú:

a) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

b) Nếu là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơ sở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

c) Nếu là người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục mình, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

d) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 7 của Điều này, nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

Ngoài việc xin phép và khai báo tạm vắng tại địa phương nơi đang sinh sống, người hưởng án treo còn phải trình báo và nộp sổ theo dõi cho cảnh sát khu vực, công an xã nơi người đó đến tạm trú.

3. Người đang hưởng án treo thay đổi nơi cư trú

Người đang hưởng án treo: là trường hợp bị hạn chế thay đổi nơi cư trú (theo điều 4, thông tư 35/2014/TT-BCA):

Điều 4. Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú

1. Người dưới đây, trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú (trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó):

….

b) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;

Theo quy định trên, người đang hưởng án treo muốn thay đổi nơi cư trú, đến sinh sống ở nơi khác thì sẽ phải xin phép Tòa án đã ra bản án, quyết định cho hưởng án treo. Chỉ khi được cho phép thì lúc đó người hưởng án treo mới có thể thay đổi nơi cư trú.

4. Xử lý hành vi vi phạm khi người hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú

Người hưởng án treo sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 167/2013 /NĐ-CP nếu vi phạm nghĩa vụ lần đầu:

Điều 14. Vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Người bị phạt tù cho hưởng án treo, người bị án phạt cải tạo không giam giữ mà không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định; không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục mà không có lý do chính đáng hoặc đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Nếu người hưởng án treo vi phạm đến lần thứ 2 thì có thể sẽ bị buộc phải chấp hành án phạt tù, không còn cho hưởng án treo (theo nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP):

Điều 10. Trường hợp người được hưởng án treo bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo do cố ý vi phạm nghĩa vụ

Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.

Lưu ý là người hưởng án treo có rất nhiều nghĩa vụ, và xin phép khi đi khỏi nơi cư trú chỉ là một trong các nghĩa vụ đó. Vi phạm bất kỳ nghĩa vụ gì đến lần thứ 2 hoặc vi phạm 2 nghĩa vụ thì đều có thể bị buộc chấp hành án phạt tù. Nên ít nhất, nếu muốn đi đâu xã thì cũng nhớ phải xin phép nhé.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Người đang hưởng án treo có được đi khỏi địa phương? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm