Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Các hành vi cấm người đi bộ khi tham gia giao thông. Người đi bộ tham gia giao thông thường đi một cách tự do mà nghĩ mình sẽ không bị xử phạt, các hình thức xử phạt chỉ đặt ra đối với người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, nếu vi phạm điều cấm đảm bảo an toàn giao thông theo quy định, người điều khiển vẫn bị xử phạt. Cụ thể, các hành vi bị cấm như sau:- Không đi đúng phần đường quy định: Phần đường cho người đi bộ, phần đường cho người đi bộ qua đường,..đều được quy quy định rõ và biểu hiện bằng vạch kẻ đường hay các dấu hiệu khác mà buộc người đi bộ phải tuân thủ đó. Hành vi đi không đúng phần đường trước hết là hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, nó là hành vi gây nguy hiểm cho bản thân người đi bộ và những người tham gia giao thông khác.
- .Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Đây là các tín hiệu bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ chứ không chỉ quy định với người đi bộ. Đèn tín hiệu (vàng: chuẩn bị dừng; xanh: được phép đi; Đỏ: Bắt buộc dừng) hay vạch kẻ đường là những tín hiệu phải được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm phân luồng giao thông một cách an toàn.
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông: So với đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường thì hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có hiệu lực cao hơn, theo đó, kể cả khi đèn đỏ, cảnh sát giao thông có yêu cầu bạn vượt thì người đi bộ vẫn phải chấp hành hiệu lệnh này, tương tự với các tín hiệu khác.
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông: Đây là quy định chung đối với tất cả những ai tham gia giao thông. Việc mang đồ cồng kềnh dễ gây khó khăn trong việc tham gia giao thông. Thậm chí gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.
- Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy
- Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Theo đó, mức xử phạt mà người đi bộ phải nộp nằm trong khung hình phạt tùy vào từng hành vi phạm. 2. Mức xử phạt. Xét theo nguyên tắc phạt chung và không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nào khác thì mức phạt cụ thể được tính từ tổng mức phạt tối thiểu và tối đa rồi chia cho 2. Hay nói cách khác, mức phạt sẽ bằng trung bình khung hình phạt. Căn cứ Theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 23. Phạt tiền
….
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Còn với trường hợp, hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, người có thẩm quyền xử phạt có thể thay đổi mức phạt tăng/giảm so với mức trung bình khung nhưng không được vượt quá mức phạt tối đa và tối thiểu của khung hình phạt.- Tham khảo : Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính