Người đi xe đạp có bị phạt khi vượt đèn đỏ?

bởi PhuongMai
Người đi xe đạp có bị phạt khi vượt đèn đỏ?

Xe máy mới là loại phương tiện thông dụng phổ biến tại Việt Nam từ khoảng 20 năm trở lại đây. Trước thời điểm đó, khoảng những năm 2000 trở về trước; xe đạp là phương tiện phổ biến nhất. Một nhà được xem là giàu có khi sở hữu cho mình những chiếc xe đạp Nhật riêng. Còn lại, đa số người dân đều đi bộ. Vậy nên, khi xe máy bắt đầu trở nên thịnh hành tại Việt Nam; luật giao thông đường bộ đã có nhiều sự thay đổi. Có lẽ cũng vì lí do đó mà nhiều người nghĩ rằng luật giao thông đường bộ chỉ áp dụng cho xe máy, xe ô tô chứ không áp dụng cho xe đạp. Vậy người đi xe đạp có bị phạt khi vượt đèn đỏ không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Rạng sáng ngày 8/11; nhiều xe đạp đã bị phạt tại đường Phạm Văn Đồng do có hành vi vượt đèn đỏ, đi vào làn ô tô. Được biết, vào khoảng 4h30 phút chiều ngày 8/11; một đoàn xe đạp thể thao bao gồm rất nhiều chiếc lao vun vút trên đường. Đến ngã tư, nhóm này đã có hành vi vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã có dấu hiệu ra hiệu dừng lại nhưng một số người lại có hành vi tẩu thoát, chạy đi hướng khác. Đáng chú ý, khi bị lập biên bản xử phạt; một thanh niên trong đoàn cho biết; do đường vắng, lại đang đi cùng đoàn nên phải giữ tốc độ chung. Tuy nhiên, hành vi vượt đèn đỏ như vậy có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.”

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đối tượng điều chỉnh của luật giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 2 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Giao thông đường bộ được áp dụng với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ bao gồm: chủ thể tham gia giao thông và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, phương tiện giao thông đường bộ Việt Nam chia làm 02 loại: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
  • Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ bao gồm: xe đạp (kể cả xe đạp máy); xe xích lô; xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vậy nên, người tham gia giao thông đường bộ bằng xe đạp cũng là đối tượng điều chỉnh của luật giao thông đường bộ.

Thế nào là hành vi vượt đèn đỏ?

Theo đó, đèn tín hiệu giao thông tại Việt Nam bao gồm 3 loại đèn: đèn xanh, đèn vàng và đèn đỏ. Trong đó:

  • Đèn xanh là đèn biểu thị người tham gia giao thông được phép đi.
  • Đèn vàng là đèn biểu thị người tham gia giao thông giảm tốc độ.
  • Đèn đỏ là đèn biểu thị người tham gia giao thông không được đi.

Ngoài ra, còn có trường hợp người điều tiết giao thông có tín hiệu trái với tín hiệu đèn. Duy nhất trong trường hợp đó, người tham gia giao thông sẽ đi theo tín hiệu của người điều tiết giao thông. Hành vi vượt đèn đỏ nếu có trong trường hợp này cũng không bị coi là vi phạm nếu hành vi đó là theo tín hiệu của người điều tiết giao thông.

Từ những lập luận trên; có thể kết luận hành vi vượt đèn đỏ là hành vi xảy ra trong trường hợp không có người điều tiết giao thông tại nơi có tín hiệu đèn. Và người tham gia giao thông tiếp tục đi trong khi tín hiệu đèn đang có màu đỏ.

Xử phạt hành chính đối với hành vi vượt đèn đỏ

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Xử phạt hành chính đối với hành vi đi vào làn ô tô

Cũng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi đi vào làn ô tô được coi là hành vi đi không đúng phần đường quy định; hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không đi bên phải phần đường của mình; không đi đúng phần đường quy định.

Người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Từ quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; cảnh sát giao thông là chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012; cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt như sau:

Đối với chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ

Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24; mức phạt tối đa đối với vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 40.000.000 đồng. Từ đó cho thấy, chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến lên đến 400.000 đồng.

Đối với trạm trưởng, đội trưởng công an nhân dân đang thi hành công vụ

Trạm trưởng, đội trưởng công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng. Theo đó, mức phạt tối đa ở lĩnh vực này là 40.000.000 đồng. Vậy nên, trạm trưởng, đội trưởng công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền phạt tiền tối đa 1.200.000 đồng.

Đối với trưởng công an cấp xã, trưởng đồn công an

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này (phạt tiền tối đa 2.000.000 đồng) nhưng không quá 2.500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này (tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.500.000 đồng); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này (áp dụng các biện pháp Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với người có hành vi vi phạm giao thông đường bộ).

Giải quyết tình huống

Từ tình huống trên cho thấy; người đi xe đạp nếu có hành vi vượt đèn đỏ có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng tới 200.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Người đi xe đạp có bị phạt khi vượt đèn đỏ?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người đi xe đạp thể thao có bị xử phạt như đối với người đi xe đạp không?

Người đi xe đạp thể thao sẽ bị xử phạt tương đương đối với người đi xe đạp bởi xe đạp thể thao cũng là một chủng loại của xe đạp.

Mức phạt cao nhất đối với hành vi vượt đèn đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành?

Theo đó, hành vi vượt đèn đỏ có thể bị phạt lên đến 2.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm