Giám hộ đương nhiên là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực luật dân sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu giám hộ đương nhiên là gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X xin đưa ra những kiến thức khái quát về người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giám hộ đương nhiên là gì?
Khoản 1 điều 46 Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận:
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, có thể hiểu giám hộ đương nhiên là những trường hợp mà người giám hộ được pháp luật quy định và thừa nhận mà không phải qua bất kỳ thủ tục pháp lý nào.
Người giám hộ đương nhiên sẽ có quyền và nghĩa vụ thực hiện việc chăm sóc; bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Điều kiện trở thành người giám hộ
Điều kiện trở thành người giám hộ nói chung, cũng như người giám hộ đương nhiên như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
Trường hợp giám hộ đương nhiên
Pháp luật quy định các trường hợp giám hộ đương nhiên bao gồm:
- Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
- Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Theo đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ; không xác định được cha, mẹ; cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc; giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả; chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
- Trường hợp không có anh chị làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; những người này thỏa thuận cử một; một số người trong số họ làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ trong 2 trường hợp trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trong trường hợp không lựa chọn người giám hộ thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con; có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Lưu ý: Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.Tuy nhiên, người giám hộ đương nhiên không cần phải đăng ký việc giám hộ nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ theo quy định pháp luật.
Mời bạ đọc xem thêm
- Khi nào một người trở thành người giám hộ đương nhiên?
- Thủ tục cử người giám hộ cho người chưa thành niên
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Người giám hộ đương nhiên là gì? Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền đăng ký giám hộ được quy định tại Điều 19 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản; định đoạt tài sản của người được giám hộ cho những hoạt động cần thiết thường ngày của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản; dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do hành vi mà người được giám hộ gây ra.
Ngoài ra, họ sẽ thay mặt người được giám hộ thực hiện các hành vi pháp lý trong việc tạo lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ.
Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.
Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định; được cử làm người giám hộ. Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm giám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợp pháp nào cũng đều có thể là người giám hộ.