Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có bị xử theo luật Việt Nam không?

bởi

Việt Nam là quốc gia cởi mở và thân thiện trong con mắt của bạn bè khắp năm châu. Với nền chính trị ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt thì đây là một địa điểm du lich, đầu tư… đầy tiềm năng. Tuy nhiên, một số đối tượng người nước ngoài bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch đã có những hành vi “xấu” vi phạm những quy định trong Bộ luật Hình sự của nước ta. Vậy nếu người nước ngoài phạm tội tại nước ta có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật Việt Nam hay không? Chúng tôi sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn: 

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Người nước ngoài là ai?

Người nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam (công dân nước ngoài) và người không quốc tịch (theo điểm 2 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam). Cũng theo Luật quốc tịch thì “người nước ngoài cư trú ở Việt Nam” là “công dân nước ngoài không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế, thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

Như vậy, trong trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định nêu trên, căn cứ vào các cấu thành tội phạm người nước ngoài thực hiện, họ cũng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật giống như công dân Việt Nam phạm tội.

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có bị xử lý thế nào?

Trong các hình phạt áp dụng cho người phạm tội là người nước ngoài, trục xuất là hình phạt đặc thù nhất. Đối với hình phạt này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001, là văn bản được áp dụng chủ yếu hiện nay trong việc hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.

Khoản 1 Điều 1 Nghị định này quy định trục xuất là: 

“Hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người không có quốc tịch Việt Nam), buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Ngoài ra, người nước ngoài có quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị dẫn độ về quốc gia nới người đó có quốc tịch theo quyđịnh ở Luật Tương trợ Tư pháp năm 2007 như sau:

Điều 32. Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án

1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:

a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;

b) Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.”

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Vận chuyển ma túy từ nước ngoài về Việt Nam bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm rất nghiêm trọng là gì?

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì?

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như thế nào là cố ý phạm tội?

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm