Nhắc đến thuế thu nhập cá nhân nhiều người vẫn còn thắc mắc người phụ thuộc gồm những ai? Đăng ký người phụ thuộc như thế nào? Việc đăng ký xác định và thực hiện theo đúng trình tự pháp luật sẽ giúp cho cá nhân giảm bớt được thuế thu nhập cá nhân. Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người phụ thuộc gồm những ai?
Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc có thể chia thành 04 nhóm đối tượng như sau:
Nhóm 1: Người phụ thuộc là con (gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng)
- Con dưới 18 tuổi;
- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động;
- Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Nhóm 2: Người phụ thuộc là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (hoặc chồng), cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp
Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động;
- Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Nhóm 3: Người phụ thuộc là vợ hoặc chồng của người nộp thuế
Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động;
- Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Nhóm 4: Cá nhân khác
Cá nhân khác có thể là người phụ thuộc gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế;
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế;
- Cháu ruột của người nộp thuế (con của anh ruột, chị ruột, em ruột);
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để được giảm trừ trong trường hợp này như sau:
Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Đăng ký người phụ thuộc như thế nào?
Theo khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ và thủ tục đăng ký có 02 cách như sau:
Cách 1: Cá nhân trực tiếp đăng ký
Hồ sơ đăng ký bao gồm: tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TH-TCT và giấy tờ của người phụ thuộc. Giấy tờ của người phụ thuộc gồm:
- Bản sao căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với người có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi.
- Bản sao hộ chiếu đối với người có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Nơi nộp hồ sơ có thể là:
- Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán trả.
- Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.
- Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú) đối với trường hợp khác (đây là nơi phổ biến nhất).
Cách 2: Cá nhân ủy quyền cho nơi chi trả thu nhập
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc. Các giấy tờ này tương tự như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận kế toán của nơi chi trả thu nhập như kế toán của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị,…
Bước 3: Tiếp nhận và tiến hành đăng ký: Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế thì cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TH-TCT gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
- Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
- Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
Có thể bạn quan tâm
- Khi nào được giảm trừ gia cảnh?
- Các trường hợp được giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế thu nhập cá nhân
- Các khoản được giảm trừ và mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN
- Thu nhập bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
- Chuyển nhượng nhà đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Người phụ thuộc gồm những ai? Đăng ký người phụ thuộc như thế nào?”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Gồm 04 nhóm như sau:
– con (gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng);
– cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (hoặc chồng), cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp;
– vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
– cá nhân khác.
Hồ sơ đăng ký bao gồm: tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TH-TCT và giấy tờ của người phụ thuộc. Giấy tờ của người phụ thuộc gồm:
– Bản sao căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với người có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi.
– Bản sao hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận kế toán của nơi chi trả thu nhập như kế toán của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị,…
Bước 3: Tiếp nhận và tiến hành đăng ký: Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế thì cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TH-TCT gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.