Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Đặt tên cho con khi con chào đời đó là quyền của cha mẹ, cũng là quyền của con cái. Ai cũng xứng đáng có một cái tên. Mặc dù nó là quyền. tuy nhiên, việc đặt tên con vẫn phải tuân thủ những quy định nhất định. Vậy, đặt tên con thế nào cho đúng luật? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật dân sự 2015
- Luật hôn nhân và Gia đình 2014
Nội dung tư vấn:
1. Nguyên tắc đặt tên cho con.
Thứ nhất, đặt tên con nhưng không được đặt tên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Tất nhiên, xét về nguyên tắc, không ai được phép xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Việc đặt tên với mục đích này cũng là một hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Cụ thể tại Khoản 3 Điều 26 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định rằng.
Điều 26. Quyền có họ, tên
…
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Pháp luật quy định là thế, tuy nhiên, việc định nghĩa thế nào là xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Bởi vậy, trên thực tế, việc xử lý về hành vi này vẫn chưa có khả quan.
Thứ hai, Đặt tên phải bằng tiếng Việt
Vẫn theo quy định trên thì pháp luật có quy định là, tên của công dân Việt Nam phải được đặt bằng tiếng Việt Nam, hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Nhiều trường hợp trước đây, khi quy định này chưa được ban hành thì nhiều trường hợp, người ta sử dụng tên nước ngoài như Nguyễn Thị Noel,….Như vậy, sẽ rất khó để phát âm, phân biệt với tên người khác.
Thay vì tên khai sinh, nếu có nhu cầu, bố mẹ vẫn có thể đặt tên gọi ở nhà cho bé bằng tên nước ngoài tùy ý mình thích như Chery, John,…
Thứ ba, Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Quy định này một lần nữa cũng chỉ rõ nguyên tắc đặt tên, những tên được đặt bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ như: Nguyễn Văn 1, Trịnh Thị @… sẽ tên bị vi phạm nguyên tắc đặt tên và sẽ không được cơ quan nhà nước chấp thuận.
2. Thủ tục khai sinh con
Sau khi sinh con thì bố mẹ phải thực hiện khai sinh cho con. Thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Bản chính Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh khi tự sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).
- Các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân;
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn);
- Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể,
- Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).
Sau đó, người đi đăng ký khai sinh Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh theo hướng dẫn.
Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Theo quy định của luật Hộ tịch 2014, thì UBND xã phường có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra trên địa bàn mình quản lý. UBND có thẩm quyền quản lý ở đây có thể là UBND nơi cha mẹ đăng ký thường trú, tạm trú, hoặc UBND xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế. Theo đó, thủ tục làm khai sinh cho trẻ được quy định thẩm quyền rộng rãi. Giúp thủ tục này được diễn ra nhanh và dễ dàng hơn.
Điều 13: Thẩm quyền đăng ký khai sinh:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai
Trường hợp lý lịch của trẻ có yếu tố nước ngoài. Tức là trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài… thì người đi đăng ký sẽ nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
- Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm nhận và kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, xét thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp thì tiến hành ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.
- Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch
- Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Tùy thuộc vào yêu cầu của người đăng ký, Cán bộ tư pháp-Hộ tịch sẽ tiến hành cấp bản sao.
Thời hạn giải quyết: 01 ngày. Trường hợp cần xác minh thì không quá 05 ngày làm việc.
Lệ phí: Thủ tục làm giấy khai sinh không mất lệ phí.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết ly hôn Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay